Protected: Statistic

This content is password protected. To view it please enter your password below:

Người Việt đồng loạt biểu tình phản đối Trung Quốc tại nhiều nơi

Biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Washington D.C. – Ngày 18 tháng 03, 2023

Trong ngày 18 tháng 3, 2023 đồng loạt tại Sydney (Úc), Washington D.C. (Hoa Kỳ) và Houston (Hoa Kỳ) đã diễn ra biểu tình lên án sự xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc đối hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tại Tokyo,  Nhật Bản người Việt cũng đã lên tiếng về vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Đại Sứ Quán Trung Quốc vào ngày 19 tháng 03, 2023.

Những người biểu tình cũng đã lên tiếng yêu cầu nhà nước CSVN phải kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Năm 2023 đánh dấu 35 năm đảo Gạc Ma cùng một số đảo khác của Việt Nam ở Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm và sang năm 2024, đánh dấu 50 năm Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng cho đến nay Đảng CSVN vẫn chưa có hành động cụ thể thiết thực nào để đòi lại chủ quyền biển đảo ngoại trừ những lời phản đối yếu ớt, trong lúc luôn tôn vinh “tình anh em thấm thiết” với Trung Cộng qua “4 tốt & 16 chữ vàng”.

Biểu tình trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Sydney, Úc – Ngày 18 tháng 03, 2023

Biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Washington D.C. – Ngày 18 tháng 03, 2023

Biểu tình trước Đại Sứ Quán CSVN ở Washington D.C. – Ngày 18 tháng 03, 2023

Xem diễn tiến và các phát biểu trong các cuộc biểu tình tại Washington D.C. vào ngày 18 tháng 03, 2023

 

Biểu tình trước Lãnh Sự Quán CSVN ở Houston – Ngày 18 tháng 03, 2023

Biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Tokyo, Nhật Bản – Ngày 19 tháng 03, 2023

RFA – Tàu Trung Quốc “nhan nhản” trên vùng biển Việt Nam

Tiếp sau sự vụ ở Philippines, nhiều tàu dân quân biển và tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện và tụ tập thành đoàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông – một tổ chức nghiên cứu của Việt Nam sử dụng dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết.

Dự án Đại Sự ký Biển Đông (SCSCI) cũng đưa tin một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc, tàu Hải Dương Địa chất 4, cũng đã lảng vảng bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều này cho thấy có thể đã có “một hoạt động nào đó” tại đây.

Theo SCSCI, số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong hai tuần đầu của tháng ba năm nay, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng hai. Vùng đặc quyền kinh tế cho phép một quốc gia được độc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và đáy đại dương.

Dữ liệu này thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động (AIS) truyền của những con tàu này.

“Các tàu Trung Quốc cũng đã hoạt động sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi chỉ 60 hải lý (111km)” – bà Vân Phạm, người quản lý của SCSCI nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Các tàu đánh cá và tàu dân quân biển thường được Cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống.

Tàu khảo sát Trung Quốc

Trong khi đó, hôm thứ tư (15/3/2023), tàu nghiên cứu và khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã có mặt nhiều giờ trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát trước khi đi vào khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của tuyến đường thủy chiến lược nhưng cho đến nay, Trung Quốc là nước có yêu sách chủ quyền lớn nhất.

Trung Quốc và các nước láng giềng thỉnh thoảng có những bất đồng về hoạt động thăm dò dầu khí của Bắc Kinh trên biển.

Theo dõi hải trình của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 4 cho thấy tàu này xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 15/3/2023. Ảnh: Marine Traffic

Theo trang theo dõi tàu Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), tàu Hải Dương Địa chất 4 đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 17 tiếng đồng hồ trong ngày 15/3.

“Có vẻ như con tàu này đang tiến hành một hoạt động ở đây” – tổ chức SCSCI cáo buộc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa có bình luận về vấn đề này.

Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc các tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và gọi các hoạt động này là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Vào năm 2019, một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vì tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã hoạt động nhiều tháng trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát.

Ngay sau đó, năm 2020, cũng chính con tàu này đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài một tháng với một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia .

Cuộc đối đầu lớn nhất từ trước đến nay giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề thăm dò dầu khí ở Biển Đông diễn ra vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.

Vụ việc này có sự tham gia của hàng chục tàu chấp pháp của cả hai nước và dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam.

Cuối cùng, Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển của Việt Nam sau 2.5 tháng.

Các chiến dịch vùng Xám

Trung Quốc đã và đang tiến hành cái gọi là “các chiến dịch vùng xám”, sử dụng các lực lượng phi truyền thống như dân quân biển để đạt được các mục tiêu kinh tế và an ninh.

Philippines, một quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gần đây cáo buộc các tàu dân quân biển Trung Quốc đã tràn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Trong một diễn biến mới nhất, các tàu dân quân biển của Trung Quốc ngoài khơi đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát đã phân tán sau khi tập trung tại đảo này vào hồi đầu tháng ba năm nay – ông Ray Powell, Trưởng dự án Myoushu (Biển Đông) tại Đại học Stanford ở California cho biết.

Ngày 4/3/2023, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines cho biết đã phát hiện thấy hơn 40 tàu dân quân biển được nghi là của Trung Quốc trong khu vực ngoài khơi cách đảo Thị Tứ (hay còn gọi là Pag-asa của Philippines) 4,5 đến 8 hải lý.

“Bằng cách định kỳ phân tán lực lượng của mình, hạm đội dân quân [biển] của Trung Quốc dường như cố ý làm cho các cơ quan thực thi pháp luật của Philippines khó khăn hơn khi theo dõi các chiến thuật kéo bầy đàn của họ” – ông Powel nói với RFA.

Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc phần lớn được tổ chức bởi các công ty đánh cá lớn của nước này.

Nghiên cứu của Andrew Erickson và Conor Kennedy vào năm 2016 cho biết: Ước tính duy nhất về quy mô của lực lượng dân quân biển Trung Quốc là từ một nguồn xuất bản năm 1978. Theo đó, nhân sự của lực lượng này vào thời điểm đó là 750.000 người, hoạt động trên khoảng 140.000 tàu. Con số này có khả năng đã tăng lên đáng kể kể từ đó.

Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2010, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có 8 triệu dân quân trên toàn quốc, bao gồm cả dân quân biển.

RFA – 16/03/2023

VOA – Người Việt ở Mỹ lên tiếng về Biển Đông trước đại sứ quán Trung Quốc, Việt Nam

Một cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18/3 ở thủ đô Washington của Mỹ, một phần trong chuỗi sự kiện biểu tình được lên kế hoạch ở một số các thành phố lớn khắp thế giới trong những tuần sắp tới.

Các cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Việt Nam kỉ niệm trận hải chiến tại Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, khi 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hi sinh trong một cuộc tấn công của lực lượng hải quân Trung Quốc. Bắc Kinh kể từ đó đã chiếm quyền kiểm soát thực thể này.

Trung Quốc trước đó đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa trong một trận hải chiến vào năm 1974.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo này và hiện kiểm soát phần nhiều các đảo ở Trường Sa, nơi mà Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo.

Các cuộc biểu tình, được tổ chức bởi Việt Tân – một đảng chính trị có trụ sở ở Mỹ đấu tranh chống lại sự cai trị độc tài của chế độ cộng sản ở Việt Nam – cùng gần 140 tổ chức và đoàn thể của người Việt khắp thế giới, nhằm “phản đối hành động xâm chiếm của Trung Quốc và đòi chính phủ cộng sản Việt Nam kiện Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia,” theo một thông báo trên Facebook của Việt Tân.

Một cuộc biểu tình trong chuỗi sự kiện này đã diễn ra vào 11 tháng 3 tại thành phố Den Haag (The Hague) ở Hà Lan với sự tham dự của người Việt từ các nước như Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch và Na Uy. Các cuộc biểu tình khác dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này và tuần sau tại các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc ở Washington, Sydney và Tokyo, theo ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư của Việt Tân.

“Đây là năm với những mốc điểm rất đặc biệt mà người Việt chúng ta phải làm sao lên tiếng để khẳng định là Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa và kêu gọi quốc tế tiếp tục không công nhận những hành động xâm lược của Trung Quốc,” ông nói với VOA.

Tại Washington, cuộc biểu tình được lên lịch diễn ra vào ngày 18 tháng 3 trước đại sứ quán của Trung Quốc và sau đó di chuyển sang đại sứ quán của Việt Nam, để kêu gọi “hành động mạnh hơn đối với Trung Quốc, cụ thể là thu hồi công hàm của Phạm Văn Đồng,” ông Duy nói, nhắc tới một văn kiện mà thủ tướng của Bắc Việt Nam đã gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc có nội dung được nói là tán thành những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hai quần đảo.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ ngoạo giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Việt Nam thường lên tiếng bày tỏ lo ngại về những hành động bị cho là hung hăng của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền, nhưng những người chỉ trích cho rằng việc này vẫn chưa đủ và kêu gọi Hà Nội có những bước đi mạnh mẽ hơn.

Trong những năm trước, các hoạt động tưởng niệm công khai quân nhân Việt Nam hi sinh khi bảo vệ lãnh thổ và Hoàng Sa và Trường Sa thường bị cản trở và ít khi được nhắc tới trên truyền thông chính thống. Nhưng năm nay có những chỉ dấu cho thấy nhà chức trách dường như đã cho phép các hoạt động tưởng niệm diễn ra với một mức độ tự do nhất định trong khi báo chí đề cập đến sự kiện lịch sử này nhiều hơn.

“Bao nhiêu lần mà Trung Quốc có những hành động hung hăng ở Biển Đông thì nhà nước cộng sản Việt Nam lên tiếng rất là chừng mực, và đến ngày hôm nay họ vẫn chưa kiện Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague để xác định chủ quyền của Việt Nam,” ông Duy nói.

“Đối với người Việt Nam chúng ta, chúng ta có chấp nhận mất Hoàng Sa, Trường Sa hay không thì tôi nghĩ chắc chắn là không. Đó là lý do phải có sự phản đối từ người dân, rằng chúng ta không chấp nhận mất chủ quyền biển đảo của Việt Nam và phải có những hành động mạnh hơn từ chính quyền Hà Nội.”

Ông Duy cho biết ngoài những đồng hương người Việt ở vùng thủ đô Washington sẽ tham dự cuộc biểu tình vào ngày 18 tháng 3 còn có những phái đoàn khác đến từ các thành phố như Philadelphia, Boston và Toronto thuộc Canada.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, một thành viên của Việt Tân ở Toronto, phụ trách sắp xếp chuyến đi cho những người biểu tình đến Washington, cho biết đến nay gần 60 đồng hương người Việt ở Toronto và vùng phụ cận đã ghi danh tham dự và con số này chất đầy một chuyến xe buýt. Ông nói ông sẽ làm hết sức có thể để thu xếp phương tiện đi lại nếu thêm nhiều người nữa tham gia hành trình.

“Thông điệp của chúng tôi muốn gửi đến phía Việt Nam là yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngưng ngay việc thui chột lòng yêu nước của dân Việt Nam,” ông nói.

“Cứ mỗi một lần người Việt Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc là bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp… Họ tìm tất cả mọi phương tiện mà họ có được để ngăn chặn tất cả tiếng nói chống Trung Quốc của dân Việt Nam. Đó là điều mình không thể chấp nhận được.”

VOA – 14/03/2023

Cộng đồng người Việt ở Châu Âu biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa

Để lên án hành vi xâm lược của Trung quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng bào Việt Nam từ nhiều quốc gia Châu Âu đã tụ tập về trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan để biểu tình lên án Trung Quốc. Nhiều người đã vượt cả ngàn km để tham dự cuộc biểu tình ngày 11 tháng 3, 2023.

Ban tổ chức biểu tình, bao gồm Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn cộng sản tại Hòa Lan, Hội cựu quân cán chính VNCH và đảng Việt Tân, đã đọc một Lá Thư Chung của 136 tổ chức người Việt trên toàn thế giới kêu gọi mọi người dân Việt Nam cùng lên tiếng phản đối sự xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Lá Thư Chung cũng yêu cầu chính quyền Hà Nội kiện Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này và để bảo vệ ngư dân Việt Nam.

Trong phát biểu của mình, đại diện của một số tổ chức đã kêu gọi mọi người dân Việt Nam đoàn kết cùng nhau tiếp tục phản đối và vạch trần âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Để nhắc cho thế giới và nhân loại yêu chuộng hòa bình đừng quên bản chất hung tàn, hiếu chiến của Trung Quốc đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Xen kẻ các bài phát biểu là những bài hát rực lửa đấu tranh như “Đừng im tiếng, phải lên tiếng”, “Cùng hành động vì Hoàng Sa – Trường  Sa”và những lần hô khẩu hiệu vang dội, lên án Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ VN, đả đảo và đòi Trung Quốc “cút khỏi Hoàng Sa – Trường Sa của VN”.

Cuối chương trình mọi người đã cùng tuần hành chung quanh quảng trường với bài hát Việt Nam – Việt Nam vang dội.

Cuộc biểu tình tại The Hague kết thúc, nhưng những người tham dự đều bày tỏ quyết tâm tiếp tục cùng nhau hành động để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, để vận động thế giới bảo vệ ngư dân Việt Nam trước hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh. Khí thế và quyết tâm của những người có mặt tại cuộc biểu cũng đã hâm nóng sự quan tâm của đồng bào việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới theo dõi cuộc biểu tình qua livestream. Rất nhiều người đã viết sẽ tham gia biểu tình tại Sydney hay tại Washington DC vào ngày 18 tháng 3, 2023.

Lá Thư Chung: Hành Động Vì Hoàng Sa – Trường Sa

Ngày 19 tháng 1 năm 1974 Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bảy mươi bốn sĩ quan và binh lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc ngang nhiên đánh chiếm 6 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sáu mươi bốn chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước.

Từ đó, Trung Quốc không ngừng gia tăng sự bành trướng quân sự tại Biển Đông, thực hiện những hành vi xâm lược ngày càng trắng trợn và mạnh bạo, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và tài sản cho người dân Việt Nam. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã đưa ra Luật Hải Cảnh cho phép hải quân Trung Quốc bắn vào tàu và người Việt Nam trong vùng biển mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Thế nhưng hàng chục năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa làm đủ để minh định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, giành lại lãnh thổ lãnh hải và bảo vệ người dân. Trong khi đó, người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, công khai lên án các hành vi gây hấn của Bắc Kinh thì bị đàn áp, bỏ tù.

Bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người dân Việt Nam. Trong tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước:

Thứ nhất, hãy cùng nhau mạnh mẽ lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc trên mọi diễn đàn để Thế giới không quên Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Liên kết hoạt động để tạo sức mạnh cho phong trào đấu tranh giành lại chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, cùng sát cánh với nhân dân các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới lên án và đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt các hành vi gây hấn hung hăng tại Biển Đông để bảo vệ an toàn cho ngư dân.

Thứ ba, cùng hành động để tạo áp lực yêu cầu nhà nước Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho những người Việt Nam yêu nước đang bị giam cầm vì chống Trung Quốc. Và chấm dứt chính sách ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm phản đối hành vi xâm lược của Bắc Kinh hay vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Thứ tư, cùng lên tiếng đòi chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để xác định chủ quyền.

Trung Quốc đang bị các quốc gia tự do dân chủ xem là mối đe dọa cho an ninh và trật tự thế giới. Đây là lúc chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa những hành động cụ thể góp phần vào nỗ lực cùng cộng đồng thế giới ngăn cản sự bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc và giành lại chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của dân tộc Việt Nam.

Trân trọng,

Ban Giảng Huấn Việt Tộc           

Ban Trị Sự Chùa Pháp Quang

Ban Tù Ca Xuân Điềm                

Biệt Động Quân – VNCH / NSW, Úc Châu

Bình Thuận Tương Tế / San Diego

Cảnh Sát Quốc Gia – VNCH / NSW, Úc Châu

Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt San Diego

Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do

Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Sĩ tại Đức & Âu Châu

Con Đường  Việt  Nam / Anh Quốc

Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Thụy Sĩ và Vương Quốc Liechtenstein

Cộng Đồng Người Việt tại Jacksonville, Florida

Cộng Đồng Người Việt tại Oregon 

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang HK 

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Massachusetts

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Ottawa

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu / Queensland

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu / Nam Úc

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu / Tây Úc

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu / TB NSW

Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn hạt Los Angeles

Cộng Đồng Việt Nam San Diego

Cộng Đồng Việt Nam tại Liège

Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Hawaii

Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản /  Hòa Lan

Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa 

Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức / NSW, Úc Châu

Đài Phát Thanh 2VNR / Sydney / NSW

Đài Phát Thanh Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn

Đài truyền Thông Tiếng Nước Tôi Houston

Đảng Tân Đại Việt, Úc Châu

Đảng Việt Tân

Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu

Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu / Toronto

Gia Đình Hải Quân – Hàng Hải / NSW, Úc Châu

Gia Đình Mũ Đỏ Bergen / Bergen, NaUy

Gia Đình Quân Cán Chính VNCH / Hòa Lan

Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo / Địa Phận St.Petersburg, FL

Hậu Duệ Cảnh Sát Quốc Gia VNCH / NSW, Úc Châu

Hậu Duệ QLVNCH

Hiệp Hội Người Việt tại Nhật

Hiệp Hội Truyền Thông Việt Ngữ tại Úc

Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Đông Vịnh

Hội Ái Hữu Không Quân / Louisiana 

Hội Ái Hữu Không Quân / PA – NJ – DE

Hội Ái Hữu Không Quân – QLVNCH / Tây Úc

Hội Ái Hữu Người Việt Cao Niên / Hawaii

Hội Ái Hữu Việt Nam vùng Saint Quentin en Yvelines, Pháp

Hội Anh Em Dân Chủ Brotherhood For Democracy 

Hội Anh Em Dân Chủ tại Anh Quốc Brotherhood For Democracy in UK

Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam / Moss, NaUy

Hội Bảo Tồn Văn Hoá Hùng Vương

Hội Bảo Vệ Chính Nghĩa CĐNVTD / NSW, Úc Châu

Hội Chuyên Gia Việt Nam / Vương Quốc Bỉ

Hội Chuyên Gia Việt Nam / Đức

Hội Cựu Cảnh Sát Quốc Gia VN / New England 

Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Hội Cựu SVSQ Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt / ĐB, Hoa Kỳ 

Hội Cựu SVSQ Quân Lực VNCH / New England

Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức / QLD

Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức / WA

Hội Cựu Tù Nhân Ái Tử Bình Điền / Bắc California

Hội Đền Hùng Hải Ngoại

Hội Đền Hùng / San Diego 

Hội Hải Quân Hàng Hải / San Diego

Hội Nghệ Sĩ Việt Nam / Hawaii

Hội Người Việt Cao Niên Quận Hạt San Joaquin Vietnamese Senior Association in San Joaquin County 

Hội Người Việt Hjørring 

Hội Người Việt tại Jacksonville

Hội Người Việt Kitchener Waterloo, Guelph, Cambridge

Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne – Thuỵ Sĩ

Hội Người Việt Quốc Gia Vùng Hoa Thịnh Đốn

Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Mannheim và vpc

Hội Người Việt Tự Do / Vương Quốc Bỉ

Hội Người Việt Tự Do Đan Mạch

Hội Người Việt Tỵ Nạn / Krefeld, Đức

Hội Người Việt Tỵ Nạn / Recklinghausen, Đức Quốc

Hội Người Việt Tỵ Nạn / Stavanger, Na Uy

Hội Người Việt Tỵ Nạn CS / Bremen 

Hội Người Việt Tỵ Nạn CS / Hamburg, Đức

Hội Người Việt Tỵ Nạn CS / Mönchengladbach, Đức

Hội Người Việt Tỵ Nạn CS / Nuremberg, Đức

Hội Pháo Binh Artillery Republic of Vietnam Armed Forces

Hội Phụ Nữ Đấu Tranh Cho Việt Nam Tự Do 

Hội Phụ Nữ VN Oakland

Hội Sinh Viên Việt Nam – Úc / Tiểu bang QLD

Hội Thanh Niên Việt Nam Tỵ Nạn

Hùng Sử Việt / Na Uy

Khối 8406

Không Quân – QLVNCH / NSW, Úc Châu

Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị / Houston và vpc

Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam / Stockton

Khu Hội Cựu Tù Nhân chính Trị VN Hawaii

KQ SVSQ Khóa 73F / Virginia

Làng Văn Hóa Việt Tây Úc 

Liên Hội Cựu Chiến Sĩ San Diego 

Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc California 

Lực Lượng Cứu Quốc

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Nguyệt San Gia Dinh Origin / Florida

Nhà Việt Nam / Berlin, Đức Quốc

Nhà Xuất Bản Tự Do

Nhóm Cựu Tù Nhân Kỳ Sơn – Tiên Lãnh

Nhóm Nhân Quyền cho Việt Nam tại Rogaland

Nhóm Thân Hữu Việt Tân / Houston

Radio Tiếng Nước Tôi 

Radio Tiếng Nước Tôi / Sacramento

Radio Tiếng Nước Tôi / Vancouver, Canada

Saigon Broadcasting Television Network – SBTN

SBTN / Sydney, Úc Châu

SVSQ / HT 73F / Đức Quốc

Thân Hữu Bỉ – Việt

Thiên Long Bình Minh Florida TiVo Media

Thiếu Nhi Việt Nam 

Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tỵ Nạn / CHLB Đức

Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris

Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam Hải Ngoại

Trung Tâm Võ Thuật Vovinam Dallas & Fort Worth 

Trường Âm Nhạc Hội Họa / NSW, Úc Châu

Trường Việt Ngữ Lạc Hồng tại Queensland

Trường Việt Ngữ Văn Lang VanLang 

Ủy Ban Bảo Toàn Đất Tổ

Uỷ Ban Hỗ Trợ Việt Nam tại Đan Mạch

Ủy Ban Nghi Lễ Cộng Đồng / Nam California

Ủy Ban Xây Dựng Đền Thờ Vọng Từ Quốc Tổ Hùng Vương

Uỷ Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội / Toronto

Ủy Ban Yểm Trợ Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam

Ủy Ban Chống Tệ Nạn Buôn Người

VHOG US

Việt Nam Quốc Dân Đảng / Tây Úc

Vietnamese Community in Australia Youth Group

VNAF 73F San Jose

VoViNam Connection 

Home

HÀNH ĐỘNG VÌ
HOÀNG SA & TRƯỜNG SA

Đã có 0 chữ ký

cần thêm 11 người để có 15.800 chữ ký.

Kiến Nghị

Hoàng Sa Thuộc Việt Nam

Kính gửi:

– Các Lãnh đạo AUKUS và Quad
– Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres
– Tổng Thư Ký Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Marcin Czepelak

Ngày 19 tháng 1 năm 2024 đánh dấu 50 năm quân đội Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận và người dân Việt Nam cũng chưa bao giờ chấp nhận.

Triều đại nhà Nguyễn đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Việt Nam. Các đoàn thám hiểm chính thức và ngư dân Việt Nam thường xuyên ghé vào quần đảo này từ thời đó.

Vào đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam đã cho quân đội chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Tại hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản năm 1951, đại diện của Quốc Gia Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân tại đảo Hoàng Sa (Pattle), đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa, để xác nhận chủ quyền lãnh thổ của mình.

Vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, các lực lượng quân sự Trung Quốc đã tấn công đơn vị đồn trú của Việt Nam và trong trận hải chiến sau đó, 74 sĩ quan và thủy thủ Việt Nam đã hy sinh. Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức phản đối lên Liên Hiệp Quốc, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn sự việc được đưa ra tranh luận.

Với kiến nghị thư này chúng tôi khẳng định:

  1. Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tất cả các quốc gia thành viên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và không thể sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới.
  2. Việc Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa là mối đe dọa đối với hòa bình quốc tế, tự do hàng hải và ngư dân Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng sự chiếm đóng quân sự của mình ở quần đảo Hoàng Sa để quấy rối ngư dân Việt Nam và giúp biện minh cho những yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.
  3. Chính phủ Việt Nam hiện nay phải có những hành động cụ thể để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển lân cận, bao gồm: (i) lên án hành động chiếm đóng của Trung Quốc tại các cuộc họp của ASEAN và tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và (ii) đệ đơn kiện Bắc Kinh tại Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở The Hague.
  4. Cộng đồng quốc tế có thể duy trì luật pháp quốc tế bằng cách công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, thảo luận về vấn đề này trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và yêu cầu Trung Quốc ngừng quấy rối ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế.
  5. Trong năm thập niên qua, người Việt Nam và những người ủng hộ luật pháp quốc tế đã liên tục lên án hành động xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi sẵn sàng làm điều này trong năm thập niên nữa — cho đến khi quần đảo Hoàng Sa được trả về với đất mẹ.

Trân trọng,

Hãy Lan Toả

Facebook
Twitter
WhatsApp
Telegram
Email

Các Chữ Ký Tiêu Biểu

Tin Tức

Tìm chữ ký

Tin Tức

Danh Sách Chữ Ký