Giải thích: Quần đảo Hoàng Sa là gì và tại sao lại có tranh chấp?

Luna Pham –

Những hành động thù địch của Trung Quốc đối với tàu cá của Việt Nam cho thấy rõ tranh chấp của hai quốc gia láng giềng đối với quần đảo này.

Lính hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/01/2016.

 

Việt Nam vừa tố cáo những hành xử mà họ gọi là “thô bạo” của các nhân sự thuộc lực lượng chấp pháp Trung Quốc – những người được cho là đã đánh và làm bị thương các ngư dân của Việt Nam trên một tàu cá bị chặn bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Báo chí Việt Nam đưa tin những kẻ tấn công Trung Quốc đã lên tàu cá này ở gần một đảo san hô vòng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày Chủ Nhật và dùng các thanh sắt để đánh những người trên tàu, làm bốn trong số họ bị thương nặng. Các ngư dân này trình báo với chính quyền Việt Nam rằng những người [Trung Quốc] này đã đập nát trang thiết bị và lấy đi hải sản họ đánh bắt được.

Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này đồng thời nói rằng “các hoạt động [của lực lượng chấp pháp Trung Quốc] tại hiện trường là chuyên nghiệp và kiềm chế, không gây ra thương tích nào”.

Cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc cũng như Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này.

Quần đảo Hoàng sa là gì?

Được biết đến với cái tên Tây Sa ở Trung Quốc và Hoàng Sa ở Việt Nam, quần đảo này bao gồm khoảng 130 rạn san hô và đảo san hô nhỏ, cách khu vực miền trung Việt Nam 400km về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 350 km về phía đông nam. Hoàng Sa cách quần đảo Trường Sa – một quần đảo lớn có tranh chấp khác ở Biển Đông – 760 km về phía bắc.

Biển Đông là tuyến đường hoàng hải quan trọng chiến lược với lượng hàng hóa thương mại được chuyên trở qua đấy ước tính lên tới 3.400 tỷ đô la mỗi năm.

Quần đảo Hoàng Sa được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ lớn mặc dù mức độ cụ thể chưa được biết rõ vì có rất ít hoạt động thăm dò tại khu vực này, một phần là do các tranh chấp lãnh thổ ở đây.

Xung quanh quần đảo này là những vùng ngư trường trù phú nơi nhiều thế hệ ngư dân Trung Quốc và Việt Nam đã đánh bắt cá.

Một tàu của Việt Nam (bên trái) bị tàu Trung Quốc đâm và chìm gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Chiếc tàu này được nhìn thấy gần một tàu Cảnh sát biển (bên phải) ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam vào ngày 29/5/20214. Nguồn ảnh: Reuters/Stringer

 

Lịch sử của Quần đảo Hoàng Sa

Cả Việt Nam và  Trung Quốc đều nói rằng Hoàng Sa được nhắc đến trong văn tự , sách sử cổ của họ. Mặc dù vậy, cái tên Hoàng Sa được bắt đầu sử dụng vào thế kỷ XVI sau khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đặt tên cho quần đảo này là “Ilhas do Pracel”. Từ “Pracel” hay “parcel” (đá ngầm) là một thuật ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha được những người đi biển dùng để chỉ bãi hoặc rạn san hô bị ngập nước.

Vào thế kỷ thứ XIX, nước Pháp tuyên bố quần đảo này là một phần của Liên Hiệp Đông Dương thuộc Pháp và đặt dưới sự quản lý của cùng một chính quyền thực dân giống như vùng lục địa miền nam Việt Nam, khi đó được biết đến với cái tên “Cochinchina” (Đàng Trong). Quốc Dân Đảng của Trung Quốc, hiện là một trong những đảng chính trị chính yếu ở Đài Loan, đã tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Trung Quốc Cộng Hòa) vào tháng 1/1921.

Các lực lượng Nhật Bản đã chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1939 đến năm 1945. Tranh chấp về quần đảo này tiếp diễn trong những năm sau đó giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các chính phủ miền Nam Việt Nam, vốn đã chiếm đóng một số rạn san hô.

Vào ngày 19/1/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công và đánh bại các lực lượng Miền nam Việt Nam được triển khai trên quần đảo này, giết chết 74 thủy thủ và binh lính Miền Nam Việt Nam trong một trận chiến được gọi là “Hải chiến Hoàng Sa”. Quân đội Trung Quốc từ đó chiếm đóng toàn bộ quần đảo này.

Hoạt động xây dựng của Trung Quốc

Năm 2012, Trung Quốc đã thành lập Thành phố Tam Sa, lấy thủ phủ ở đảo Phú Lâm – hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là quần đảo Yongxing. Trung tâm hành chính này phụ trách tất cả các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và cả quần đảo Trường Sa ở phía Nam.

Quang cảnh nhìn từ trên cao của thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Ảnh chụp ngày 27/7/2012. Nguồn ảnh: STR/AFP

 

Theo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, Trung Quốc có ít nhất 20 tiền đồn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ba trong số các tiền đồn đó có cảng biển có khả năng đón một số lượng lớn các tàu hải quân và dân dụng và năm tiền đồn có sân bay trực thăng. Trung Quốc khai trương sân bay dân dụng-quân sự Tam Sa vào năm 2014.

Đảo Phú Lâm đã được phát triển thành một trung tâm đô thị hoàn chỉnh, được bảo vệ bởi các khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9. Số thường dân sinh sống trên đảo này ngày một gia tăng, đạt con số ít nhất là 2.300 người.

Các cơ sở hạ tầng của đảo này đã được nâng cấp, trong đó việc xây dựng một trường mẫu giáo và một trường tiểu học vào năm 2015. Hòn đảo này cũng có tòa án, một rạp chiếu phim, các ngân hàng, bệnh viện, bưu điện và một sân vận động –  tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) của Hồng Kông đưa tin hồi tháng 5/2023.

Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam đã không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, chính thức phân loại quần đảo này là một huyện của thành phố Đà Nẵng, gọi tên là “Huyện đảo Hoàng Sa” và thành lập huyện này vào năm 1997.

Trong khi lên án những hành xử của Trung Quốc đối với các thuyền viên của tàu cá nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quần đảo này là của Việt Nam.

“Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng vào ngày 2/10/2024.

Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội trong ngày 19/1/2017, ghi dấu 43 năm Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Nguồn ảnh: Reuters/Kham

 

Các cuộc đối đầu

Một trong những diễn biến leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc tranh chấp quần đảo này giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã diễn ra vào tháng  5/2014 khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển gần Hoàng Sa, dẫn một tình thế căng thẳng, bế tắc kéo dài ba tháng. Vụ việc này đã làm bùng nổ một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc quy mô lớn chưa từng có ở Việt Nam, kéo dài cho đến tận thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan – một quyết định đến sớm hơn một tháng so với kế hoạch đầu của họ.

Nhiều ngư dân [Việt Nam] cho biết rằng các nhóm thuyền viên đánh cá đến từ miền trung Việt Nam, hoạt động xung quanh khu vực các rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng, thường bị quấy rối bởi lực lượng dân quân biển và các nhân sự thực thi pháp luật Trung Quốc.

Trong năm 2020, một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đâm chìm  một thuyền cá của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra phản đối chính thức, tuyên bố: “Tàu Trung Quốc đã có hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đe dọa tính mạng và gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam”.

Nghị quyết / Tuyên bố

CHỨNG NHẬN CỦA LẬP PHÁP TIỂU BANG HAWAII – HOA KỲ
ĐÁNH DẤU 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM BỊ CƯỠNG CHIẾM

 

 

THÀNH PHỐ WESTMINSTER, CALIFORNIA TUYÊN BỐ
TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM BỊ CƯỠNG CHIẾM

 

 

BẰNG KHEN CỦA THÀNH PHỐ SAN JOSE, CALIFORNIA – HOA KỲ CHO CƠ SỞ VIỆT TÂN BẮC CALI
VÌ HOẠT ĐỘNG PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC & HỖ TRỢ NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

 

 

NGHỊ QUYẾT CỦA THƯỢNG NGHỊ DAVE CORTESE – ĐỊA HẠT 15, CALIFORNIA – HOA KỲ
TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM BỊ CƯỠNG CHIẾM

 

 

TUYÊN BỐ CỦA HỘI ĐỒNG ỦY VIÊN QUẬN HILLSBOROUGH, TIỂU BANG FLORIDA – HOA KỲ
KỶ NIỆM 50 NĂM TRẬN CHIẾN HOÀNG SA

RFA – Trung Quốc liên tục uy hiếp Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, Hà Nội cần lên tiếng!

Những ngày tháng 10 này, chúng ta liên tục chứng kiến các cuộc khẩu chiến và khiêu khích, thậm chí là “nắn gân” nhau giữa Philippines và Trung Quốc ở các khu vực trên Biển Đông.

Nhà ngoại giao cấp cao của Philippines Teodoro Locsin Jr., người nổi tiếng với những chỉ trích gay gắt nhằm vào Trung Quốc, đã tham gia hành trình cùng lực lượng tuần duyên tại Biển Đông hồi đầu tháng này, chứng kiến các hành vi bao vây, thậm chí là gần như va chạm của tàu thuyền Trung Quốc với phía Philippines (1). Ông Teodoro Locsin Jr. đã có mặt trên một trong hai tàu bảo vệ bờ biển Philippines hộ tống hai tàu Philippines vận chuyển thực phẩm và các vật tư khác tới căn cứ Philippines ở Bãi Cỏ Mây hôm 4/10. Hiện chưa rõ lý do các thông tin về hành trình này được Philippines trì hoãn công bố.

Trước đó, vào tháng 8, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã bổ nhiệm ông Locsin, 74 tuổi và hiện là Đại sứ Philippines tại Anh, kiêm nhiệm vai trò đại diện đặc biệt về Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Teresita Daza nói: Với tư cách đại diện đặc biệt, ông ấy sẽ cập nhật kịp thời các vấn đề liên quan để thảo luận với phía Trung Quốc và đối với ông ấy, không có cách nào tốt hơn việc hiểu rõ vấn đề của Biển Tây Philippines bằng cách nắm được những gì đang diễn ra trong vùng biển của chúng ta” (2). Philippines gọi Biển Đông là Biển Tây Philippines.

Là Ngoại trưởng Philippines dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Marcos, Rodrigo Duterte, Locsin thường xuyên có những bình luận gay gắt trên truyền thông để chỉ trích hành động hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, ông không đưa ra tuyên bố nào sau khi ông chứng kiến tận mắt tám giờ đối đầu căng thẳng giữa hải cảnh Trung Quốc và các tàu Philippines tại Bãi Cỏ mây hôm 4/10.

Hai tàu tiếp tế do hải quân Philippines điều khiển và được hai tàu cảnh sát biển lớn hơn hộ tống đã vượt qua vòng phong tỏa của lực lượng tuần duyên Trung Quốc để vận chuyển thực phẩm, nước uống và các vật tư khác cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines và các nhân viên đóng trên tàu chiến mắc cạn BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Tuy nhiên, các tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc đã chặn và bao vây hai tàu hộ tống của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, bao gồm cả tàu BRP Cabra mà ông Locsin có mặt, tiếp cận Bãi Cỏ Mây. Theo người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã áp sát và chỉ cách tàu cảnh sát biển khác của Philippines là BRP Sindangan khoảng một mét. Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Thiếu tướng Jay Tarriela nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 6/10: Chúng tôi lên án hành vi của tàu tuần duyên Trung Quốc. Họ đã vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định về va chạm” (3). Ông nói rằng đây là “hành động nguy hiểm gần nhất” của bất kỳ tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc nào chống lại tàu tuần tra Philippines.

Trung Quốc đổ lỗi

Ngày 9/10, Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo Philippines tránh các hành vi khiêu khích” hơn nữa tại Bãi Cỏ Mây, nơi nước này gọi là Đá Nhân Ái, nhấn mạnh những hành động này xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như gây gián đoạn hòa bình, ổn định trong khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố: Philippines không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền tại Đá Nhân Ái, nhất là khi xét đến khoảng cách từ địa điểm này tới lãnh thổ Philippines”. Bộ này cũng yêu cầu Philippines dừng các hành vi khiêu khích” và “gây rối” trên biển, khẳng định Trung Quốc sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền hàng hải cũng như lợi ích lãnh thổ của nước này (4).

Một ngày sau đó, Tư lệnh lục quân Philippines Romeo Brawner Jr. bác bỏ tuyên bố của hải cảnh Trung Quốc rằng lực lượng này đã xua đuổi một xuồng vũ trang của hải quân Philippines khỏi bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông, coi đó là tuyên bố mang tính tuyên truyền”. Ông Brawner nói: Hải cảnh Trung Quốc đã có mặt ở đó và tìm cách cản đường. Nhưng tàu hải quân vẫn tiếp tục hành trình và không bị xua đuổi. Tàu này đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải. Quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng đó là nội dung tuyên truyền của Trung Quốc” (5).

Hải cảnh Trung Quốc trước đó tuyên bố đã thực hiện các biện pháp cần thiết” để xua đuổi xuồng vũ trang của Philippines khỏi Bãi cạn Scarborough (nước này gọi là Đảo Hoàng Nham) sau khi họ phớt lờ những cảnh báo nhiều lần. Người phát ngôn hải cảnh Trung Quốc Cam Vũ (Gan Yu) cho rằng hành động của Philippines vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế (6).

Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc gần đây vô cùng căng thẳng, đặc biệt trên Biển Đông. Phát biểu ngày 19/10 tại Manila, Tham mưu trưởng quân đội Philippines -Tướng Romeo Brawner cho biết ông đã ra lệnh đình chỉ chương trình trao đổi quân sự với Trung Quốc, sau khi Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào hai tàu vận tải quân sự Philippines và hai tàu Cảnh sát biển Philippines ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Manila cho rằng sự việc này xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines (7).

Tàu hải cảnh Trung Quốc chặn tàu của Philippines ở Bãi cạn Scarborough, Biển Đông hôm 22/9/2023

Việt Nam im lặng đến bao giờ?

Trung Quốc năm nay đẩy mạnh các hoạt động đe doạ trên Biển Đông, không chỉ với Philippines, mà còn với cả Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, các tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm EEZ của Việt Nam, nhưng nước này hiếm khi lên tiếng đồng thời cũng không cho báo chí đưa tin về các sự kiện này. Chỉ trong tháng 5, phía Việt Nam mới chính thức lên tiếng sau khi tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã hoành hành trong EEZ của nước này 28 ngày liên tiếp. Sau đó, liên tiếp có những ghi nhận từ Ray Powell – một chuyên gia chuyên theo dõi các tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ các nước Đông Nam Á, cho thấy tàu Trung Quốc vẫn luôn hiện diện trong EEZ của Việt Nam. Mới đây, ngày 18/10, ông Ray Powell cho biết các tàu đánh cá của Trung Quốc tiến sát vào gần đảo Phú Quý của Việt Nam, chỉ cách đảo này chừng 50-100 hải lý (8). Tuy nhiên, tất cả báo chí Việt Nam đều không lên tiếng trước sự kiện này.

Sự căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc cho thấy: i) Trung Quốc chưa bao giờ thôi dã tâm chiếm đoạt Biển Đông làm ao nhà của họ; ii) Philippines đối đầu mạnh mẽ trước Trung Quốc vì có sự giúp đỡ của các đồng minh phương Tây. Chính sự lên tiếng mạnh mẽ của Philippines như vậy đã khiến nước này giành lại thế chủ động trong việc chống lại các hành động đe doạ của Trung Quốc.

Nói đến đây, chúng ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của Napoleon Bonaparte: “Thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của kẻ xấu, mà vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đe doạ và ép Việt Nam trên Biển Đông như họ đã từng làm nhiều lần. Và liệu lúc đó, Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, thì sẽ có ai chú ý không?

Bình luận của Cung Đức Duy

RFA – 26/10/2023

Home

HÀNH ĐỘNG VÌ
HOÀNG SA & TRƯỜNG SA

Đã có 0 chữ ký

cần thêm 11 người để có 15.800 chữ ký.

Kiến Nghị

Hoàng Sa Thuộc Việt Nam

Kính gửi:

– Các Lãnh đạo AUKUS và Quad
– Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres
– Tổng Thư Ký Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Marcin Czepelak

Ngày 19 tháng 1 năm 2024 đánh dấu 50 năm quân đội Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận và người dân Việt Nam cũng chưa bao giờ chấp nhận.

Triều đại nhà Nguyễn đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Việt Nam. Các đoàn thám hiểm chính thức và ngư dân Việt Nam thường xuyên ghé vào quần đảo này từ thời đó.

Vào đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam đã cho quân đội chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Tại hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản năm 1951, đại diện của Quốc Gia Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân tại đảo Hoàng Sa (Pattle), đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa, để xác nhận chủ quyền lãnh thổ của mình.

Vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, các lực lượng quân sự Trung Quốc đã tấn công đơn vị đồn trú của Việt Nam và trong trận hải chiến sau đó, 74 sĩ quan và thủy thủ Việt Nam đã hy sinh. Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức phản đối lên Liên Hiệp Quốc, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn sự việc được đưa ra tranh luận.

Với kiến nghị thư này chúng tôi khẳng định:

  1. Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tất cả các quốc gia thành viên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và không thể sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới.
  2. Việc Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa là mối đe dọa đối với hòa bình quốc tế, tự do hàng hải và ngư dân Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng sự chiếm đóng quân sự của mình ở quần đảo Hoàng Sa để quấy rối ngư dân Việt Nam và giúp biện minh cho những yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.
  3. Chính phủ Việt Nam hiện nay phải có những hành động cụ thể để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển lân cận, bao gồm: (i) lên án hành động chiếm đóng của Trung Quốc tại các cuộc họp của ASEAN và tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và (ii) đệ đơn kiện Bắc Kinh tại Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở The Hague.
  4. Cộng đồng quốc tế có thể duy trì luật pháp quốc tế bằng cách công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, thảo luận về vấn đề này trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và yêu cầu Trung Quốc ngừng quấy rối ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế.
  5. Trong năm thập niên qua, người Việt Nam và những người ủng hộ luật pháp quốc tế đã liên tục lên án hành động xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi sẵn sàng làm điều này trong năm thập niên nữa — cho đến khi quần đảo Hoàng Sa được trả về với đất mẹ.

Trân trọng,

Hãy Lan Toả

Facebook
Twitter
WhatsApp
Telegram
Email

Các Chữ Ký Tiêu Biểu

Tin Tức

Signatures

Tìm chữ ký

News

Tin Tức

Danh Sách Chữ Ký