Vận động đồng bào cùng ký Kiến nghị thư Hoàng Sa Thuộc Việt Nam tại NSW, Úc

Tại buổi Tưởng Niệm Ngày 30 Tháng Tư Đen do Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang NSW của Úc tổ chức, nhiều anh chị em trẻ đã vận động những đồng hương đến tham dự cùng ký tên vào Kiến nghị thư Hoàng Sa Thuộc Việt Nam.

 

 

Trong buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trước đó, cũng đã có nhiều đồng hương hưởng ứng cùng ký tên vào kiến nghị thư.

 

 

 

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế

Từ năm 1999, hàng năm Trung quốc lại đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá này từ năm 1999.  Tuy nhiên, trước đây, lệnh cấm này chỉ kéo dài hai tháng, còn vài năm trở lại đây, lệnh cấm này được phía Trung Quốc kéo dài tới hơn ba tháng.

Ngày 13 tháng 3 năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc – MOA đã công bố lệnh cấm đánh bắt cá sẽ bắt đầu từ ngày 1/5 và kéo dài không dưới ba tháng. Thời gian dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt do cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xác định và báo cáo MOA. Lệnh cấm đánh bắt áp dụng cho tất cả các loại tàu đánh cá của bất kỳ quốc gia nào ở các khu vực Biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông và do lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thực thi lệnh cấm này.

Theo giải thích từ phía Trung Quốc, thì lệnh cấm đánh bắt cá này là “một phần trong nỗ lực của nước này nhằm thúc đẩy phát triển nghề cá trên biển một cách bền vững và góp phần cải thiện hệ sinh thái biển”. Nhưng đây có phải lá lý do thật không? Hay việc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá chỉ là chiến thuật để Bắc Kinh chèn ép các nước trong vùng và củng cố tuyên bố chủ quyền đối với khu vực?

Hơn 77% trong số 190 triệu người cư trú ở các khu vực ven bờ Biển Đông phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản của vùng biển này. Nhu cầu cao này khiến sản lượng đánh bắt hàng năm ở Biển Đông chiếm hơn 12% tổng số cá đánh bắt trên thế giới, dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức ở Biển Đông.

Kể từ những năm 1980, trữ lượng thủy sản ở Biển Đông đã giảm nhanh chóng. Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo dõi – IUU là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức này và góp phần làm suy thoái môi trường biển.

Tuy nhiên, Trung Quốc chính là quốc gia đứng đầu trong danh sách các đội tàu IUU trên thế giới. Hầu hết các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc được thực hiện bởi đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc, là đội tàu lớn nhất thế giới. Dữ liệu chính thức cho biết đội tàu này có khoảng 2.600 tàu. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Viện Phát triển Hải ngoại cho thấy số lượng tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc có số lượng gần 17.000 tàu. Các ước tính khác cho biết tổng số tàu đánh bắt cá của Trung Quốc, tàu đánh bắt xa và gần bờ, vào khoảng từ 200.000 đến 800.000 tàu.

Các đội tàu của Trung Quốc bị lên án tiến hành đánh bắt bất hợp pháp ở các khu vực biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia láng giềng ở Biển Đông, Hoàng Hải và Biển Nhật Bản. Vì thế, khó có thể nói lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc chủ yếu là để bảo vệ nguồn cá trên Biển Đông.

Ngoài ra, các hoạt động bồi lấp và quân sự hoá các thực thể tại Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc đã phá huỷ rất nhiều rạn san hô, dẫn đến môi trường biển bị tàn phá.

Nếu thực sự muốn bảo vệ môi trường biển và nguồn cá trên Biển Đông thì Trung Quốc cần phải tự chấn chỉnh lại các hành động tàn phá của mình. Chính vì vậy, phần đông các nhà nghiên cứu trên thế giới thấy rằng Trung Quốc đang sử dụng lập luận bảo vệ môi trường như một công cụ để phô trương sức mạnh và áp đặt tuyên bố chủ quyền đơn phương bất hợp pháp ở Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sự bành trướng quân sự bằng cách đưa ra Luật Hải Cảnh, cách cấp cho lực lượng Hải cảnh thẩm quyền có thể bắn và lai dắt các tàu nước ngoài.

Tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung quốc đã bị Tòa Trọng Tài quốc Tế tuyên bố là không có cơ sở pháp lý, vi phạm UNCLOS 1982. Vì vậy Trung Quốc rõ ràng không có tư cách pháp lý để đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông và đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

Lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc là điều Việt Nam cần làm, nhưng chưa đủ. Chính phủ Việt Nam cần kiện Trung quốc ra Tòa án quốc tế về những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế khi ngăn cản các tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc lại áp đặt “lệnh cấm đánh bắt” trên Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Trung Quốc lại một lần nữa áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên một khu vực rộng lớn trên Biển Đông. Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích gọi hành động này là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi Bắc Kinh không làm phức tạp thêm vấn đề.

Kể từ năm 1999 Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm hàng năm và Việt Nam thường xuyên chỉ lên tiếng phản đối. Trung Quốc cho biết lệnh cấm sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8, “nhằm thúc đẩy đánh bắt cá bền vững và cải thiện hệ sinh thái biển”.

Khu vực bị Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt bao phủ vùng biển 12 độ bắc của đường xích đạo và bao gồm một phần vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Việt Nam cũng như quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1974. Trong suốt gần 50 năm qua người dân việt Nam chưa bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng này và luôn lên tiếng phản đối bằng nhiều hình thức khác nhau.

Hôm 20 tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt đã nói trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Cái gọi là lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông bằng cách vẽ ra đường “chín đoạn” phi pháp không được thế giới công nhận. Bắc Kinh không ngừng quân sự hóa toàn bộ biển Đông.

Trung Quốc đã triển khai hàng trăm tàu hải cảnh, hàng ngàn tàu dân quân để củng cố các yêu sách của mình, ở cách xa bờ biển của họ hơn 1.000 km. Trong những năm gần đây, các tàu Trung Quốc gia tăng rượt đuổi, cướp phá tàu đánh cá, gây hại cho ngư dân Việt Nam ngay trong ngư trường truyền thống bao đời nay của người dân Việt Nam. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam ngay trong thềm lục địa của mình cũng bị các tàu Trung Quốc quấy nhiễu.

Người dân Việt Nam trong và ngoài nước cần tiếp tục lên án hành vi bành trướng quân sự của Trung Quốc trên mọi diễn đàn để Thế giới quan tâm đến an nguy của ngư dân Việt Nam đang phải đối diện với sự tàn ác của hải cảnh Trung Quốc.

Hoàng Sa & Trường Sa Thuộc Việt Nam

Đồ hoạt thông tin tóm tắc các sự kiện lịch sử chứng minh Quần Đảo Hoàng Sa và Quần Đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hoa Kỳ gửi thêm nhiều cố vấn quân sự đến Đài Loan trong lúc Trung Quốc gia tăng hành vi đe dọa tấn công

Khoảng 200 cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã được triển khai tới Đài Loan, được cho là để huấn luyện quân đội địa phương chống lại các cuộc tấn công từ Trung Quốc. Con số này nhiều hơn gấp năm lần số lượng nhân viên Hoa Kỳ đóng trên hòn đảo này vào cuối năm ngoái.

Theo báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương, các cố vấn Hoa Kỳ đã được nhìn thấy vào đầu tháng 3 tại một căn cứ ở quận Gangshan của Cao Hùng.

Hãng thông tấn Trung Ương (CNA) dẫn lời các nguồn tin giấu tên trong lực lượng vũ trang cho biết các cố vấn “chủ yếu được đưa đến các trại huấn luyện và các lữ đoàn dự bị”. Các cố vấn hoa Kỳ hiện đang đóng quân tại các căn cứ trên khắp Đài Loan, họ sẽ tư vấn thực tế về các phương pháp huấn luyện cho quân đội Đài Loan, CNA đưa tin.

Tuy nhiên, cũng có nguồn tin ở Đài Bắc cho rằng các nhân viên quân sự Hoa Kỳ đang ở Đài Loan để quan sát và đánh giá, không phải để huấn luyện quân đội.

Kế hoạch triển khai các cố vấn quân sự tới Đài Loan của Ngũ Giác Đài được tiết lộ vào tháng Hai. Điều này cho thấy kế hạoch này đã được sắp xếp từ nhiều tháng trước và không liên quan đến những diễn biến mới nhất ở eo biển Đài Loan, chẳng hạn như các cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc.

Đài Loan cũng có kế hoạch gửi một tiểu đoàn đến Hoa Kỳ để huấn luyện vào nửa cuối năm nay. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng quân đội hai nước cần có một kế hoạch hoạt động chung chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ trong tương lai.

Một số nhân vật nổi bật trong quân đội Hoa Kỳ đã thúc giục giới lãnh đạo Đài Loan củng cố khả năng phòng thủ chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ thể xảy ra. Đài Loan đang lên kế hoạch mua 400 tên lửa Harpoon của Mỹ.

Trong khi đó, một số chính phủ Đông Nam Á được cho là đang đưa ra các kế hoạch dự phòng của riêng họ trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Đài Loan.

Báo Kompas đưa tin Indonesia đang thực hiện kế hoạch sơ tán khẩn cấp 350.000 công dân Indonesia khỏi Đài Loan nếu chiến tranh nổ ra. Giám đốc Cục Bảo vệ Dân sự tại Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết thêm là hàng trăm ngàn người Indonesia sống ở Hồng Kông, Nam Hàn và Nhật Bản cũng sẽ phải sơ tán nếu có chiến tranh ở Đài Loan.

Philippines cũng xác nhận đã có kế hoạch sơ tán cho 150.000 người Philippines hiện đang sinh sống tại Đài Loan.

Theo thống kê chính thức, hiện có khoảng 730.000 lao động nhập cư từ Đông Nam Á đang làm việc tại Đài Loan, chiếm 3% dân số. Các nhóm đông nhất, theo thứ tự, là Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan.

Hiện có khoảng 200.000 lao động nhập cư từ Việt Nam và hơn 60.000 người từ Thái Lan đang sinh sống tại Đài Loan. Cho đến nay, chính phủ Việt Nam và Thái Lan chưa công bố bất kỳ kế hoạch khẩn cấp nào cho công dân của họ.

Trích nguồn: RFA

RFA – Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sau thời gian liên tục xuất hiện

Tàu khảo sát của Trung Quốc Haizang Dizhi 4 Hao (Hải Dương Địa Chất 4, viết tắt HDDC-4) vào ngày 18/4 rời khu vực bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiến về phía bắc, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa.  Dữ liệu từ Marine Traffic mà RFA ghi nhận được cho thấy hoạt động mới nhất đó của tàu này, sau khoảng một tháng rưỡi khảo sát khu vực này của Việt Nam.

Dữ liệu từ Marine Traffic cho thấy tàu HDDC-4 có hai đợt khảo sát. Đợt một từ ngày 6/3/2023 đến ngày 2/4/2023. Sau một ít ngày trở về đảo Hải Nam, từ ngày 6/4, tàu này trở lại Tư Chính và tiếp tục khảo sát từ đó đến nay, 18/4/2023.

Theo dữ liệu từ Marine Traffic, con tàu này đã rời cảng Dongguan (Đông Hoản) ở Quảng Đông ngày 28/ 2/20223, đến căn cứ quân sự ở đá Subi (do Trung Quốc bồi đắp và xây dựng tại Trường Sa) vào ngày 3/3 và từ ngày 6/3 tiến xuống khu vực bãi Tư Chính, nơi Việt Nam đang có dự án hợp tác thăm dò khai thác dầu khí với hãng Rosneft của Nga để tiến hành khảo sát liên tục từ đó đến nay.

Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc các tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và gọi các hoạt động này là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Vào năm 2019, một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vì tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã hoạt động nhiều tháng trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát.

Nhóm chiến hàng không mẫu hạm Nimitz của Hoa Kỳ trở lại Biển Đông

Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz của Hoa Kỳ đang hiện diện ở Biển Đông, USNI News Fleet and Marine Tracker loan tin ngày 17 tháng 4, 2023.

Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz đang tiến hành huấn luyện thực tập phối hợp giữa các lực lượng trên biển, trên đất liền, trên không và dưới biển, cũng như các hoạt động của các máy bay cánh cố định và cánh quay.

Chuẩn Đô đốc Christopher Sweeney, chỉ huy Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm 1, trong thông cáo cho biết nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz đang thực hiện lời hứa với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực đó là Hoa Kỳ vẫn hiện diện.

“Sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực củng cố các tuyến liên lạc trên biển và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Cam kết của chúng tôi với các đồng minh và đối tác trong khu vực vẫn vững chắc khi chúng tôi thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Đây là lần thứ ba nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz hoạt động ở Biển Đông kể từ khi đưa đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz khởi hành từ Bờ Tây, Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 12 và gia nhập Hạm đội 7 của Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 12. Kể từ ngày 2 tháng 4 nhóm tác chiến này đã hoạt động ở Biển Hoa Đông và Biển Philippine. Vào đầu tháng Tư, nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Nimitz đã tham gia một cuộc tập trận ba bên với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản và Hải quân Nam Hàn ở Biển Hoa Đông.

Trích nguồn: USNI News

Nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược diễn ra trong tháng 3, 2023

Bấm vào link để xem:

Để lên án hành vi xâm lược của Trung quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng bào Việt Nam từ nhiều quốc gia Châu Âu đã tụ tập về trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan để biểu tình lên án Trung Quốc. Nhiều người đã vượt cả ngàn km để tham dự cuộc biểu tình ngày 11 tháng 3, 2023.

Tiếp đến vào ngày 18 tháng 3, 2023 đồng loạt tại Sydney (Úc), Washington D.C. (Hoa Kỳ) và Houston (Hoa Kỳ) đã diễn ra biểu tình lên án sự xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc đối hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tại Tokyo, Nhật Bản người Việt cũng đã lên tiếng về vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Đại Sứ Quán Trung Quốc vào ngày 19 tháng 03, 2023. Những người biểu tình cũng đã lên tiếng yêu cầu nhà nước CSVN phải kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Năm 2023 đánh dấu 35 năm đảo Gạc Ma cùng một số đảo khác của Việt Nam ở Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm và sang năm 2024, đánh dấu 50 năm Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng cho đến nay Đảng CSVN vẫn chưa có hành động cụ thể thiết thực nào để đòi lại chủ quyền biển đảo ngoại trừ những lời phản đối yếu ớt, trong lúc luôn tôn vinh “tình anh em thấm thiết” với Trung Cộng qua “4 tốt & 16 chữ vàng”.

Hãy cùng góp tiếng nói của bạn. Hãy cùng ký vào Kiến nghị thư Hoàng Sa Thuộc Việt Nam để cùng bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tàu Kiểm ngư Việt Nam theo sát tàu Hải cảnh Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam đối đầu với tàu Hải Cảnh Trung Quốc ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa hồi năm 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Trích dẫn dữ kiện theo dõi hoạt động hàng hải toàn cầu, hãng tin Reuters đưa tin hôm 27 tháng 3, cho biết một tàu Kiểm ngư Việt Nam đã theo sát một tàu Hải cảnh Trung Quốc hôm 25 tháng 3, tại khu vực Bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nơi các công ty của Nga cùng với đối tác Việt Nam khai thác dầu khí.

Theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền từ tổ chức nghiên cứu của Việt Nam mang tên South China Sea Chronicle Initiative (SCSCI), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập không thuộc chính phủ, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào các khu vực có các lô thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ tháng 1 năm 2022.

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

Các bản đồ do SCSCI tạo ra và được Reuters phân tích, sử dụng tín hiệu của Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) từ các tàu đó, cho thấy năm ngoái các tàu Trung Quốc đã đi theo các tuyến đường gần như giống hệt nhau ít nhất 34 lần từ Bãi Tư Chính đến gần các mỏ dầu khí của Việt Nam khoảng 50 hải lý – đôi khi tiến sát chỉ cách các mỏ này 1 hải lý.

Các tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên tuần tra các mỏ dầu khí do các công ty Nga sở hữu hoặc điều hành ở Biển Đông

Các dữ liệu cho thấy, hôm 25 tháng 3, khi tàu Trung Quốc đã đi qua các mỏ, tàu Kiểm Ngư 278 của Việt Nam, do một cơ quan thực thi pháp luật về thủy sản điều hành, đã theo dõi sát con tàu này, có lúc hai tàu chỉ cách nhau chưa đầy 10 mét.

Khoảng 90 phút sau, tàu Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vào khoảng nửa đêm giờ UTC ngày 26/3/2023, tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam và tàu hải cảnh CCG5205 của Trung Quốc đã áp sát một cách nguy hiểm. Ảnh: Maritime Traffic

Chuyện tàu Kiểm Ngư của Việt Nam và tàu Hải Cảnh Trung Quốc vờn nhau ở bãi Tư Chính xảy ra chỉ hai ngày sau khi một khu trục hạm của Mỹ mang hỏa tiễn tấn công USS Milius liên tiếp hai ngày đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo tại Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cướp năm 1974 nhưng Việt Nam vẫn luôn tuyên bố chủ quyền.

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia cho phép quốc gia đó có tiếp cận độc quyền đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và dưới đáy biển của nó.

Trong một năm qua tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam ít nhất 40 lần mà chính phủ Hà Nội đã không hề lên tiếng cho đến khi thông tin từ các cơ quan và truyền thông quốc tế tiết lộ.

Hành động của các nhân viên trên tàu Kiểm Ngư 278 đã chứng minh lòng can đảm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia của dân quân, tại sao chính phủ CSVN không dựa vào sức mạnh dân tộc để mạnh mẽ lên án và kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế.

 

Liên lạc

Liên lạc