RFA – Trung Quốc liên tục uy hiếp Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, Hà Nội cần lên tiếng!

Những ngày tháng 10 này, chúng ta liên tục chứng kiến các cuộc khẩu chiến và khiêu khích, thậm chí là “nắn gân” nhau giữa Philippines và Trung Quốc ở các khu vực trên Biển Đông.

Nhà ngoại giao cấp cao của Philippines Teodoro Locsin Jr., người nổi tiếng với những chỉ trích gay gắt nhằm vào Trung Quốc, đã tham gia hành trình cùng lực lượng tuần duyên tại Biển Đông hồi đầu tháng này, chứng kiến các hành vi bao vây, thậm chí là gần như va chạm của tàu thuyền Trung Quốc với phía Philippines (1). Ông Teodoro Locsin Jr. đã có mặt trên một trong hai tàu bảo vệ bờ biển Philippines hộ tống hai tàu Philippines vận chuyển thực phẩm và các vật tư khác tới căn cứ Philippines ở Bãi Cỏ Mây hôm 4/10. Hiện chưa rõ lý do các thông tin về hành trình này được Philippines trì hoãn công bố.

Trước đó, vào tháng 8, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã bổ nhiệm ông Locsin, 74 tuổi và hiện là Đại sứ Philippines tại Anh, kiêm nhiệm vai trò đại diện đặc biệt về Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Teresita Daza nói: Với tư cách đại diện đặc biệt, ông ấy sẽ cập nhật kịp thời các vấn đề liên quan để thảo luận với phía Trung Quốc và đối với ông ấy, không có cách nào tốt hơn việc hiểu rõ vấn đề của Biển Tây Philippines bằng cách nắm được những gì đang diễn ra trong vùng biển của chúng ta” (2). Philippines gọi Biển Đông là Biển Tây Philippines.

Là Ngoại trưởng Philippines dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Marcos, Rodrigo Duterte, Locsin thường xuyên có những bình luận gay gắt trên truyền thông để chỉ trích hành động hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, ông không đưa ra tuyên bố nào sau khi ông chứng kiến tận mắt tám giờ đối đầu căng thẳng giữa hải cảnh Trung Quốc và các tàu Philippines tại Bãi Cỏ mây hôm 4/10.

Hai tàu tiếp tế do hải quân Philippines điều khiển và được hai tàu cảnh sát biển lớn hơn hộ tống đã vượt qua vòng phong tỏa của lực lượng tuần duyên Trung Quốc để vận chuyển thực phẩm, nước uống và các vật tư khác cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines và các nhân viên đóng trên tàu chiến mắc cạn BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Tuy nhiên, các tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc đã chặn và bao vây hai tàu hộ tống của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, bao gồm cả tàu BRP Cabra mà ông Locsin có mặt, tiếp cận Bãi Cỏ Mây. Theo người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã áp sát và chỉ cách tàu cảnh sát biển khác của Philippines là BRP Sindangan khoảng một mét. Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Thiếu tướng Jay Tarriela nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 6/10: Chúng tôi lên án hành vi của tàu tuần duyên Trung Quốc. Họ đã vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định về va chạm” (3). Ông nói rằng đây là “hành động nguy hiểm gần nhất” của bất kỳ tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc nào chống lại tàu tuần tra Philippines.

Trung Quốc đổ lỗi

Ngày 9/10, Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo Philippines tránh các hành vi khiêu khích” hơn nữa tại Bãi Cỏ Mây, nơi nước này gọi là Đá Nhân Ái, nhấn mạnh những hành động này xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như gây gián đoạn hòa bình, ổn định trong khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố: Philippines không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền tại Đá Nhân Ái, nhất là khi xét đến khoảng cách từ địa điểm này tới lãnh thổ Philippines”. Bộ này cũng yêu cầu Philippines dừng các hành vi khiêu khích” và “gây rối” trên biển, khẳng định Trung Quốc sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền hàng hải cũng như lợi ích lãnh thổ của nước này (4).

Một ngày sau đó, Tư lệnh lục quân Philippines Romeo Brawner Jr. bác bỏ tuyên bố của hải cảnh Trung Quốc rằng lực lượng này đã xua đuổi một xuồng vũ trang của hải quân Philippines khỏi bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông, coi đó là tuyên bố mang tính tuyên truyền”. Ông Brawner nói: Hải cảnh Trung Quốc đã có mặt ở đó và tìm cách cản đường. Nhưng tàu hải quân vẫn tiếp tục hành trình và không bị xua đuổi. Tàu này đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải. Quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng đó là nội dung tuyên truyền của Trung Quốc” (5).

Hải cảnh Trung Quốc trước đó tuyên bố đã thực hiện các biện pháp cần thiết” để xua đuổi xuồng vũ trang của Philippines khỏi Bãi cạn Scarborough (nước này gọi là Đảo Hoàng Nham) sau khi họ phớt lờ những cảnh báo nhiều lần. Người phát ngôn hải cảnh Trung Quốc Cam Vũ (Gan Yu) cho rằng hành động của Philippines vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế (6).

Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc gần đây vô cùng căng thẳng, đặc biệt trên Biển Đông. Phát biểu ngày 19/10 tại Manila, Tham mưu trưởng quân đội Philippines -Tướng Romeo Brawner cho biết ông đã ra lệnh đình chỉ chương trình trao đổi quân sự với Trung Quốc, sau khi Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào hai tàu vận tải quân sự Philippines và hai tàu Cảnh sát biển Philippines ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Manila cho rằng sự việc này xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines (7).

Tàu hải cảnh Trung Quốc chặn tàu của Philippines ở Bãi cạn Scarborough, Biển Đông hôm 22/9/2023

Việt Nam im lặng đến bao giờ?

Trung Quốc năm nay đẩy mạnh các hoạt động đe doạ trên Biển Đông, không chỉ với Philippines, mà còn với cả Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, các tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm EEZ của Việt Nam, nhưng nước này hiếm khi lên tiếng đồng thời cũng không cho báo chí đưa tin về các sự kiện này. Chỉ trong tháng 5, phía Việt Nam mới chính thức lên tiếng sau khi tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã hoành hành trong EEZ của nước này 28 ngày liên tiếp. Sau đó, liên tiếp có những ghi nhận từ Ray Powell – một chuyên gia chuyên theo dõi các tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ các nước Đông Nam Á, cho thấy tàu Trung Quốc vẫn luôn hiện diện trong EEZ của Việt Nam. Mới đây, ngày 18/10, ông Ray Powell cho biết các tàu đánh cá của Trung Quốc tiến sát vào gần đảo Phú Quý của Việt Nam, chỉ cách đảo này chừng 50-100 hải lý (8). Tuy nhiên, tất cả báo chí Việt Nam đều không lên tiếng trước sự kiện này.

Sự căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc cho thấy: i) Trung Quốc chưa bao giờ thôi dã tâm chiếm đoạt Biển Đông làm ao nhà của họ; ii) Philippines đối đầu mạnh mẽ trước Trung Quốc vì có sự giúp đỡ của các đồng minh phương Tây. Chính sự lên tiếng mạnh mẽ của Philippines như vậy đã khiến nước này giành lại thế chủ động trong việc chống lại các hành động đe doạ của Trung Quốc.

Nói đến đây, chúng ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của Napoleon Bonaparte: “Thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của kẻ xấu, mà vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đe doạ và ép Việt Nam trên Biển Đông như họ đã từng làm nhiều lần. Và liệu lúc đó, Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, thì sẽ có ai chú ý không?

Bình luận của Cung Đức Duy

RFA – 26/10/2023

HS50: Biết mất là đau, đòi là khó, nhưng không thể lãng quên

Biết mất là đau, đòi là khó, nhưng không thể lãng quên.

Mình mà quên thì thế giới ai nhớ giùm người Việt, nước Việt!

 

HS50: Không Đòi Ai Trả Núi Sông Ta!

HS50 đang xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam, từ Phố Vắng Vùng Cao đến Hà Nội, từ Sài Gòn về đến miền Tây.

HS50 để khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam cho dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng gần 50 năm rồi.

HS50 để nhắc nhỡ người dân Việt Nam: không đòi ai trả núi sông ta!

HÃY HÀNH ĐỘNG: ký kiến nghị thư, kêu gọi nhiều người cùng ký kiến nghị thư, hãy vẽ các ký tự HS50 trên mọi phương tiện để tiếng nói của dân tộc Việt Nam mạnh mẽ hơn, vang xa hơn.

 

 

Úc châu kêu gọi: Hãy góp một bàn tay giành lại chủ quyền cho dân tộc Việt Nam

Hãy cùng các bạn trẻ tại Úc châu lan tỏa thông điệp HS50 – ký kiến nghị thư Hoàng Sa Thuộc Việt Nam để kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục lên án việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 và kiến nghị nhà nước CSVN kiện Trung quốc ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.

“HS 50” từ nhóm Con Cháu Hai Bà

Trung Quốc vừa đưa ra tấm bản đồ mới, trong đó mở rộng khu vực TQ tuyên bố chủ quyền từ đường chín đoạn trước đây thành đường 10 đoạn, tức thêm một đoạn phía Đông đảo Đài Loan.

Bất chấp luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Thường Trực (PCA) ở Hòa Lan, Trung Quốc ngang nhiên muốn nuốt chửng biển đảo của các nước trong vùng một cách phi pháp. Philippines, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ đều lên tiếng cực lực phản đối mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.

Nhà cầm quyền CSVN cần phải thay đối chiến lược bảo vệ biển đảo VN, không chỉ lên tiếng lấy lệ vì nể sợ TQ mà phải kiện TQ ra toàn án quốc tế. Vì chỉ có như thế mới đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Đây là những tấm hình lên tiếng phản đối TQ chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa gần 50 năm do nhóm Con Cháu Hai Bà thực hiện. Rất cảm kích nỗ lực của tấm lòng quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo VN của anh chị em. Tiếc là ở đất nước này phải nhờ bạn bè bên ngoài đăng tải.

#baovechuquyen

VOA – Việt Nam phản đối vụ tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cá ngư dân Quảng Ngãi

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 31/8 lên tiếng phản đối hành vi sử dụng vũ lực đối với tàu cá của ngư dân Việt Nam, hai ngày sau khi một số ngư dân Quảng Ngãi cho biết tàu cá của họ bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng khi đang hành nghề ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa, dẫn đến hai ngư dân bị thương.

“Việt Nam phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực đối với các tàu cá của Việt Nam hoạt động bình thường trên biển, đe doạ đến tính mạng và an toàn cũng như gây thiệt hại về tài sản và lợi ích của ngư dân, trái với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói tại buổi họp báo hôm 31/8.

Bà Hằng cho biết thêm rằng hiện các cơ quan chức năng Việt Nam đang “khẩn trương làm rõ vụ việc”.

Hình: Tàu mang cờ hiệu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi. Ảnh do ngư dân cung cấp cho báo Thanh Niên.

Trước đó, hôm 30/8, truyền thông Việt Nam dẫn lời khai của các ngư dân ở Quảng Ngãi cho hay tàu cá QNg 90495 TS của họ, với 10 thuyền viên trên tàu, khi đang di chuyển từ đảo Phú Lâm đến bãi Xà Cừ (thuộc quần đảo Hoàng Sa) để đánh bắt vào ngày 28/8, đã bị một tàu mang cờ hiệu Trung Quốc số 4201 áp sát và liên tục dùng vòi rồng tấn công suốt từ 5 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Các ngư dân cho biết tàu hải cảnh của Trung Quốc cố dùng vòi rồng để làm cho tàu cá của các ngư dân chết máy và tìm cách lên tàu cá nhưng không thành công.

Vụ tấn công đã làm cho tàu cá của các ngư dân bị hư hỏng rất nặng, nhiều chỗ trên tàu làm bằng gỗ và kính bị vỡ vụn, các thiết bị hàng hải bị cháy và hư hỏng. Một thuyền viên bị gãy tay và một thuyền viên khác bị chấn thương vùng đầu.

Theo Straits Times, đây chỉ là một trường hợp tiêu biểu cho thấy các tàu hải cảnh của Trung Quốc đang tăng cường thực thi các yêu sách lãnh thổ trong những năm gần đây, với nhiều vụ đuổi bắt, tấn công các tàu cá của ngư dân Việt Nam. Tờ báo của Singapore trích dẫn số liệu của hiệp hội đánh cá địa phương, cho biết kể từ năm 2014, đã có 98 tàu thuyền Việt Nam bị tàu Trung Quốc phá hủy.

Philippines, một quốc gia có tranh chấp khác ở Biển Đông, cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc về các cuộc tấn công bằng vòi rồng trong những tháng gần đây. Hồi tháng 2, Manila cho biết một tàu Trung Quốc trong một cuộc đối đầu đã dùng “tia laser cấp quân sự” khiến cho một thủy thủ trên tàu của lực lượng tuần duyên Philippines bị “mù mắt tạm thời”.

Để đối phó với Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ đang thắt chặt liên minh với các đối tác trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines, nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh, nhất là trong khu vực Biển Đông.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Đô đốc Karl Thomas, nói rằng cần phải đẩy lùi “hành vi hung hăng” của Trung Quốc trên biển.

Mang thông điệp HS50 đến trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva – Thụy Sĩ

Một nhóm người Việt tại Thụy Sĩ đã mang thông điệp HS50 đến trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva để kêu gọi cộng đồng thế giới công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam và bảo vệ các ngư dân Việt Nam trước sự hung hăng của Trung Quốc.

 

Hãy cùng góp tiếng nói của bạn bằng cách ký tên vào kiến nghị thư “Hoàng Sa Thuộc Việt Nam” để lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình chung và kêu gọi thế giới có hành động để bảo vệ ngư dân ở Biển Đông.

#HS50

Trung Quốc đang xây dựng phi đạo trên một đảo tranh chấp ở Biển Đông

Theo các bức ảnh vệ tinh được hãng thông tấn AP phân tích Trung Quốc dường như đang xây dựng một phi đạo trên đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã ngang nhiên đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974.

Theo AP, công trình trên đảo này tương tự như các hoạt động xây dựng trên bảy đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, với các phi đạo, bến tàu và hệ thống quân sự, tuy nhiên quy mô hiện nay có vẻ khiêm tốn hơn.

Các bức ảnh vệ tinh của Planet Labs PBC được AP phân tích cho thấy việc xây dựng phi đạo có thể nhìn thấy lần đầu tiên vào đầu tháng 8. Phi đạo, như hiện đang được bố trí, sẽ có chiều dài hơn 600 mét (2.000 feet), đủ dài cho máy bay cánh quạt và máy bay không người lái, nhưng không đủ cho máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom.

Ngoài ra còn có thể nhìn thấy một số lượng lớn đường cho xe chạy qua phần lớn hòn đảo, cùng với những gì trông có vẻ như là container và thiết bị xây dựng.

Tri Tôn là một trong những hòn đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Khoảng cách đảo này với bờ biển Việt Nam bằng với khoảng cách từ đảo này với đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Trung Quốc đã xây một bến cảng nhỏ và các tòa nhà trên đảo Tri Tôn cách nay nhiều năm, cùng với một sân bay trực thăng và các mảng radar. Hai cánh đồng lớn trên đảo có ngôi sao vàng của cờ Trung Quốc và búa liềm tượng trưng cho Đảng Cộng sản cầm quyền.

Trung Quốc đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về việc xây dựng đảo ở Biển Đông ngoài việc nói rằng nó nhằm mục đích giúp bảo đảm an toàn hàng hải toàn cầu. Tuy nhiên thế giới nhìn thấy rõ mục tiêu của Bắc Kinh đó là quân sự hóa tuyến đường thủy quan trọng, nơi có khoảng 5 ngàn tỷ mỹ kim thương mại đi qua hàng năm.

Để đối phó với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần hết Biển Đông, Hoa Kỳ thường xuyên cử các tàu Hải quân thực hiện “các hoạt động tự do hàng hải” gần các đảo do Trung Quốc chiếm giữ.

Giới Trẻ Việt Nam Vận Động Cho Kiến Nghị Hoàng Sa Thuộc Việt Nam

Tại trại hè cho giới trẻ Việt Nam do Mạng Lưới Đồng Hành tổ chức trong tháng 7 vừa qua tại Đan Mạch, hơn 50 bạn trẻ đã cùng nhau tìm hiểu và trao đổi về vấn đề Biển Đông nói chung và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng.

Các bạn trẻ Việt Nam đến từ nhiều nơi trên thế giới cũng đã cùng nhau chia sẻ học hỏi thêm về văn hoá, con người và đất nước Việt Nam.

Do những liên quan với tình hình thế giới nên vấn đề Biển Đông, đặc biệt vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam và sự an nguy của các ngư dân ở quê nhà trong các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là những điều tạo sự quan tâm nhiều nhất nơi các bạn trẻ.

HOÀNG SA 50 NĂM – KHÔNG ĐÒI, AI TRẢ NÚI SÔNG TA! dòng chữ trên chiếc áo t-shirt của những bạn trẻ như một chứng minh rằng mọi con dân Việt Nam cho dù ở nơi nào cũng luôn hướng về quê hương cội nguồn.

 

HS50: Thông điệp Hoàng Sa Thuộc Việt Nam

Lịch sử Việt Nam hào hùng với những chiến công oanh liệt chống quân xâm lược Phương Bắc. Qua bao đời dân tộc Việt Nam luôn bày tỏ lòng yêu nước, quyết tâm giữ từng tấc đất, chấp nhận bao hy sinh vì sự tự do và độc lập của quê hương.

Những tấm gương anh hùng Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp nối.

Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã có nhiều biện pháp sáng tạo để truyền tải thông điệp và kêu gọi đồng lòng chống giặc ngoại xâm.

Noi gương cha ông bạn trẻ Đồng Sáu đã thể hiện tinh thần dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng một việc làm rất đơn giản mà đầy ý nghĩa… đó là viết chữ HS50 lên trên lá cây.

Nhiều bạn trẻ khác viết lên nón, trên cột điện, cắt giấy…

Tất cả đều cùng xuất phát từ lòng yêu nước thương quê hương.

Lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là trách nhiệm, bổn phận của mỗi chúng ta – con dân Việt Nam.

Hãy cùng đồng lòng, chung sức. Hãy lên tiếng theo cách của bạn. Hãy nói với mọi người: HOÀNG SA THUỘC VIỆT NAM

#HS50 #baovechuquyen