RFA – Công bố đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc để ngỏ khả năng đàm phán lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ?

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 1 tháng 3, 2024 công bố đường cơ sở thẳng cho phần của mình trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã phân định năm 2000 (chính thức công bố năm 2004.) RFA trao đổi với một số nhà nghiên cứu về đường cơ sở mới này của Trung Quốc và các hàm ý có thể xảy ra trong tương lai với Việt Nam.

Đường cơ sở vi phạm Luật biển Quốc tế 

Khoản 3 Điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) quy định rằng “Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.”

Tuy vậy, trong số tọa độ các điểm cơ sở mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố, có hai điểm là đảo nằm xa bờ. Đó là điểm cơ sở có tọa độ 21°00’36.0″N 109°05’12.0″E (đảo Weizhou, cách đất liền Trung Quốc khoảng 45 hải lý) và 20°54’12.0″N 109°12’24.0″E (đảo Xieyang, cách đất liền Trung Quốc khoảng 30 hải lý). Điều này khiến cho đường cơ sở của Trung Quốc cách xa bờ. Câu hỏi đặt ra là: liệu một đường cơ sở như vậy có thỏa mãn yêu cầu đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển” của UNCLOS hay không?

Ngoài ra, ba điểm cơ sở đầu tiên trong danh sách các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố đều nằm ngoài khơi đảo Hải Nam (tỉnh Hải Nam), trong khi đó, các điểm còn lại nằm ở ngoài khơi tỉnh Quảng Tây. Do đó, khi kết nối các điểm cơ sở này lại, đường cơ sở mà Trung Quốc vừa công bố sẽ cắt ngang eo biển Hải Nam (hay còn gọi là eo biển Quỳnh Châu) nằm giữa đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 7 của UNCLOS thì các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.” Câu hỏi đặt ra là: liệu một eo biển mở như eo biển Hải Nam có thể trở thành “nội thủy” của Trung Quốc hay không? Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. Hồ Chí Minh nhận xét:

“Cá nhân tôi vẫn tin rằng Trung Quốc không dễ gì tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển. Nếu họ không tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển và công bố một đường cơ sở vi phạm Công ước thì nó có khả năng sẽ có tác động nhiều đến các vấn đề khác trong tương lai.”

Một trong những điểm cơ sở mà Trung Quốc chọn để vẽ đường cơ sở trên Vĩnh Bắc Bộ, tọa độ 21°00’36.0″N 109°05’12.0″E
(đảo Weizhou, cách đất liền Trung Quốc khoảng 45 hải lý). Ảnh minh họa từ Google Map.

Đường cơ sở mới ảnh hưởng đến Việt Nam không? 

Cho đến hôm 7/3/2024, chưa có thông tin Việt Nam lên tiếng về đường cơ sở mới của Trung Quốc. Còn Trung Quốc đã lên tiếng trấn an rằng đường cơ sở mới này sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam. Global Times dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết:

“Việc thiết lập đường cơ sở mới nhất của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam hay của bất kỳ quốc gia nào khác; ngược lại, nó sẽ giúp tăng cường hợp tác hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc và các nước liên quan. Đồng thời, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải toàn cầu.” 

Tuy vậy, trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Phan Văn Song, một cộng tác viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho rằng có khả năng là các đường cơ sở trên Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc mới công bố là “tham lam” và sẽ đẩy nội thủy của Trung Quốc ra xa về phía Việt Nam. Ông phân tích:

“Trước hết chúng ta cần lưu ý rằng hai bên Việt Trung đã đàm phán và kí kết thỏa thuận phân giới biển ngày 12/12/2000, trong hiệp định đó có quy định 21 điểm dùng xác định đường phân giới biển. Trong đó, điểm 1 đến điểm 9 gần bờ, dùng để phân định lãnh hải. Các điểm còn lại dùng phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai bên.  

Tuy nhiên, do đường cơ sở mà Trung Quốc mới bổ sung quá xa bờ sẽ kéo theo đường biên lãnh hải sẽ lấn xa ra biển. Do đó trước nhất, nó chắc chắn ảnh hưởng đến các quyền liên quan khác của tất cả các nước, kể cả Việt Nam. 

Ví dụ trong một phần khu vực biển ở đây, các nước đáng lẽ có thể chạy tàu tự do (không cần phải theo cách đi qua vô hại), đặt cáp / ngầm, khảo sát khoa học… nhưng bây giờ không thể thực hiện được hoặc bị hạn chế. 

Bởi vì theo đường cơ sở này, phần biển đó thuộc lãnh hải, thậm chí là nội thuỷ của Trung Quốc.”

Để ngỏ khả năng đàm phán phân định lại Vịnh Bắc Bộ?

Hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã kí kết Hiệp định phân định lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế bên trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 (chính thức có hiệu lực từ 2004). RFA đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Phan Văn Song rằng về nguyên tắc, liệu đường cơ sở mà Trung Quốc mới công bố có thể ảnh hưởng đến Hiệp định đã ký. Nhà nghiên cứu Phan Văn Song cho rằng Hiệp định đã ký rồi thì không có nhiều khả năng bị thay đổi hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có nhiều nội dung trong hiệp định đó đã để ngỏ khả năng đàm phán lại. Ông nói:

“Nội dung Hiệp định phân giới biển có vẻ như để ngỏ cho việc thương lượng và kí kết lại việc phân định biển. 

Chẳng hạn theo điều 3 thì đường nối các điểm từ 1 đến 9 nêu trong điều 2 là đường phân định lãnh hải. Nhưng chỉ có phần nối các điểm từ 1 đến 7 là không thay đổi (dù có thay đổi địa hình nơi đó). Điều đó có nghĩa là có thể có ngụ ý phần đường phân giới nối các điểm từ 7 tới 9, thậm chí tới 21 có thể thay đổi. 

Điều 9 có vẻ cho phép chuyện này xảy ra vì theo điều 9 thì Hiệp định không làm ảnh hưởng/phương hại tới lập trường đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về luật Biển; tức là việc phân giới có thể phải định lại, khi có căn cứ mới theo luật quốc tế. Căn cứ mới ở đây chính là đường cơ sở mới bổ sung. 

Nếu cách giải thích này đúng thì Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu thương thuyết lại, ít nhất là phần đường phân giới từ điểm 7 đến điểm 21, và như vậy lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của hai bên có thể thay đổi.”

Đảo Bạch Long Vỹ (thuộc Hải Phòng, Việt Nam) nằm giữa Vịnh Bắc Bộ. Ảnh Thông tấn xã Việt Nam

Việt Nam có cần đối sách gì không?

Đó là câu hỏi RFA đặt ra với nhiều nhà nghiên cứu. Do vấn đề còn quá sớm, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng cần theo dõi và nghiên cứu thêm. Nhà nghiên cứu Phan Văn Song cho rằng do Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam Trung Quốc mặc dù có hiệu lực từ 20 năm trước (năm 2004) nhưng có nhiều điểm để ngỏ khả năng thay đổi, cho nên Việt Nam có khả năng sẽ phải có động thái mới. Đối với khả năng có những thay đổi trong tương lai như ông phân tích ở trên, nhà nghiên cứu Phan Văn Song nói:

“Dĩ nhiên, thay đổi này sẽ theo hướng bất lợi cho Việt Nam, nếu Việt Nam không công bố đường cơ sở bổ sung cho Vịnh Bắc Bộ cũng tham lam như vậy.”

Do không đọc được hết các tài liệu liên quan chuẩn bị cho Hiệp định (RFA chú thích: Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã kí) nên tôi không chắc chắn cách giải thích trên là đúng. Nhưng có lẽ Việt Nam cũng nên chuẩn bị công bố tiếp phần đường cơ sở chưa quy định từ đảo Cồn Cỏ cho đến điểm giáp giới Tàu ở cửa sông Bắc Luân một cách tương ứng, để đối phó với tình huống xấu này. Hay ít nhất Việt Nam cũng nên hoàn thành đường cơ sở của mình để vừa có cơ sở bảo vệ chủ quyền vừa giúp các nước thuận tiện trong việc tôn trọng chủ quyền của mình.”

RFA – Tàu Trung Quốc xâm phạm các lô dầu khí của Việt Nam ở Bãi Tư Chính

Trung Quốc hôm 18 tháng 2 đã điều tàu hải cảnh đi vào khu vực các lô dầu khí của Việt Nam ở vùng biển Bãi Tư Chính, theo ghi nhận của SeaLight Project, một tổ chức chuyên theo dõi tình hình Biển Đông có trụ sở ở Hoa Kỳ.

Động thái này diễn ra chỉ một tháng sau khi lực lượng hải cảnh của Trung Quốc điều tàu lớn nhất của họ, với lượng giãn nước 12.000 tấn, tiến vào cùng biển xung quanh bãi đá ngầm này.

Dài 63km và rộng 11km, Bãi Tư Chính cách bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 160 hải lý, tức là nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Những động thái gần đây của Trung Quốc biến khu vực này trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa nước này với Việt Nam trên khu vực Biển Đông.

Việt Nam là nước duy nhất có sự hiện diện ở khu vực bãi ngầm Tư Chính thông qua hệ thống năm nhà giàn, được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 1995, trong số đó, ba nhà giàn vẫn được vận hành ở thời điểm hiện tại.

Ngoài xây nhà giàn để khẳng định chủ quyền, Việt Nam cũng bắt đầu các hoạt động thăm dò dầu khí ở đây từ khá sớm, với việc dầu mỏ được tìm thấy lần đầu tiên ở Bãi Tư Chính vào năm 1994.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách cản trở các hoạt động khai thắc và thăm dò dầu khí của Việt Nam ở khu vực này. Khiến cho quốc gia Đông Nam Á phải huỷ các hợp đồng thăm dò với các công ty nước ngoài, và chịu thiệt hại về tài chính.

Đơn cử như trong năm 2020, Việt Nam đã phải huỷ các hợp đồng thăm dò với hai công ty nước ngoài là Repsol và Noble, dẫn đến việc hai công ty này đệ đơn kiện đòi bồi thường.

Mục đích của Trung Quốc, theo các chuyên gia nghiên cứu tình hình Biển Đông, là ngăn không cho Việt Nam mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính, và cho đến nay, chiến lược này tỏ ra khá hiệu quả.

Trao đổi với đài Á châu Tự do, ông Ray Powell, Giám đốc Trung tâm SeaLight Gordian Knot for National Security Innovation, của trường Đại học Standford, cho biết nhận định:

“Tôi cho rằng Trung Quốc đã khá thành công, một phần là vì họ đã thành công trong việc ngăn cản các công ty thương mại hợp tác với phía Việt Nam, đơn cử như trường hợp của công ty Repsol của Tây Ban Nha một vài năm trước. 

Bằng việc khiến cho các hoạt động thăm dò mới trở nên quá tốn kém và rủi ro, Trung Quốc đã thành công ngăn chặn Việt Nam mở rộng hoạt động.”

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, điển hình là các công ty của Nga. Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro cũng là công ty duy nhất đang thực hiện khai thác ở Bãi Tư Chính.

Với việc quan hệ Nga – Trung Quốc trở nên khăng khít hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine và hứng chịu các đòn cấm vận từ Phương tây, thì có lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ thuyết phục Nga từ bỏ hợp tác với Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của đài RFA, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết đến cả Nga cũng sẽ khó có thể giúp Việt Nam:

“Trước khi Nga xâm lược Ukraine, tập đoàn dầu khi Gasprom là cổ đông lớn nhất của mỏ Natuna, thuộc Indonesia. Họ muốn xây đường ống kết nối Natuna với Bãi Tư Chính, rồi dẫn lên bờ ở Việt Nam để phát triển. Nhưng dự án đó đã bị huỷ bỏ. 

Nếu tiến hành thì dự án đó sẽ khiến Trung Quốc phản ứng, còn Nga thì quá yếu để kháng cự. 

Tôi cho rằng Nga sẽ phải nằm im thở khẽ để tránh khiêu khích Trung Quốc, bởi vì họ cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc chiến với Ukraine. 

Và đây sẽ là một dạng bình thường mới.”

Bằng việc ép các công ty nước ngoài từ bỏ hợp tác với Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ buộc Việt Nam phải hợp tác với chính Trung Quốc nếu muốn tiếp tục thăm dò và khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính, và các khu vực khác trên Biển Đông.

Và điều đó có nghĩa là công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này.

Hẳn nhiên, đây là viễn cảnh rất khó chấp nhận đối với Việt Nam, tuy nhiên, cái giá của việc từ chối hợp tác với Trung Quốc, cũng không phải nhỏ. Theo ông Ray Powell:

“Chúng ta có thể nhìn vào trường hợp của Philippines, nước này gần đây không phát triển được bất cứ mỏ khí đốt mới nào ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh các mỏ hiện tại đang dần cạn trữ lượng thì Philippines sẽ phải đối diện với tình trạng an ninh năng lượng bị đe doạ. Do vậy nước này đang ở trong thế khó trong việc ứng xử với Trung Quốc, mà đối với Trung Quốc thì họ chỉ chấp nhận phương án phát triển chung.” 

Còn giáo sư Carlyle Thayer thì cho rằng ‘chi phí cơ hội’ là thứ mà Việt Nam đang phải gánh chịu trước chiến lược của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính:

“Trong kinh tế tồn tại khái niệm chi phí cơ hội, Việt Nam đang không thể khai thác tài nguyên mà họ cần, trong trường hợp này là nguồn cung năng lượng, và khí đốt là một trong số đó, mà nguyên nhân chính là sức ép từ Trung Quốc.”

Nghị quyết / Tuyên bố

CHỨNG NHẬN CỦA LẬP PHÁP TIỂU BANG HAWAII – HOA KỲ
ĐÁNH DẤU 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM BỊ CƯỠNG CHIẾM

 

 

THÀNH PHỐ WESTMINSTER, CALIFORNIA TUYÊN BỐ
TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM BỊ CƯỠNG CHIẾM

 

 

BẰNG KHEN CỦA THÀNH PHỐ SAN JOSE, CALIFORNIA – HOA KỲ CHO CƠ SỞ VIỆT TÂN BẮC CALI
VÌ HOẠT ĐỘNG PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC & HỖ TRỢ NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

 

 

NGHỊ QUYẾT CỦA THƯỢNG NGHỊ DAVE CORTESE – ĐỊA HẠT 15, CALIFORNIA – HOA KỲ
TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM BỊ CƯỠNG CHIẾM

 

 

TUYÊN BỐ CỦA HỘI ĐỒNG ỦY VIÊN QUẬN HILLSBOROUGH, TIỂU BANG FLORIDA – HOA KỲ
KỶ NIỆM 50 NĂM TRẬN CHIẾN HOÀNG SA

La Haye, một ngày mùa đông thật ấm áp tình đồng bào

Hôm 20 tháng 01 đi biểu tình ở La Haye (The Hague) có nhiều thuận lợi. Nếu đi trước một ngày đã khổ sở vì trận tuyết lớn. Đường hoàn toàn khô ráo nên lái xe không khó như lần hồi tháng 3/2023, nhiều chỗ xa lộ đóng băng hay ngập tuyết khiến đường rất trơn trợt, nguy hiểm.

Lúc cuộc biểu tình bắt đầu, nhiệt độ đã tăng lên 2°C (36°F) và có chút nắng. Không lạnh lắm nhưng đứng hơn 1 giờ đồng hồ thì cái lạnh cũng thấm dần qua 4 lớp áo, nhất là đối với các cụ trên 70 hoặc người đang không khỏe.

Tuy nhiên, hơn 100 bà con đã cố gắng đến tham dự biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye (The Hague) – nơi vào năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của T+, là điều vượt quá sự mong đợi của tôi.

50 năm! Thời gian đã quá dài rồi còn gì, nhất là tâm lý “có đi cũng có đòi lại được Hoàng Sa đâu mà đi cho mất công, mất thì giờ và tiền xe,” đã khiến nhiều người chọn ở nhà cho khỏe.

Riêng tôi thì vẫn cố gắng đi dự. Vì tôi biết, nhiều người bạn của tôi ở trong nước, trong số đó có nhiều người đang ngồi tù vì… “tội yêu nước,” quan tâm đến xã hội, rất muốn tham dự những buổi biểu tình như thế nầy để nói lên tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình mà không có cách nào tham dự được. Đó là một trong vài lý do quan trọng.

Trong đám đông, tôi bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc, gần gũi: Chiến hữu Trần Đức Tường, một cựu sĩ quan cấp tá quân y VNCH, binh chủng Nhảy Dù, tuổi đã cao, vẫn có mặt cùng đàn con cháu đến từ Paris, Pháp. Gia đình Chiến hữu Tường là một gia đình đặc biệt, hiếm có ở hải ngoại vì cả 3 thế hệ đều tham gia đấu tranh tích cực cho một Việt Nam tự do, dân chủ, kể cả phu nhân của chiến hữu.

Hầu hết con của Chiến hữu Tường đều bước vào gia đình Việt Tân như bố, đều là những người thành đạt, trí thức trong xã hội Pháp. Ít nhất 1 đứa cháu nội của Chiến hữu Tường cũng theo chân ông và bố để trở thành 1 bác sĩ giỏi ở Pháp và cũng là đảng viên Việt Tân.

“Không đòi, ai trả núi sông ta” – lời thơ Vũ Hoàng Chương luôn thôi thúc những trái tim Việt Nam không chấp nhận khó khăn, nghịch cảnh. Dù biết là đòi lại vô cùng khó nhưng không lên tiếng đòi là mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của giặc trên phần lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng Cha Ông để lại.

“Thà thắp lên một que diêm, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối.” Lời ai đó vô cùng chí lý. Chúng tôi, những người đến La Haye (The Hague) hôm qua cũng mong nhiều người khác trông thấy ánh lửa que diêm lóe lên.

Nguyễn Thanh Ngọc – FB Nguyễn Phan

Hình ảnh cuộc biểu tình:

Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương

Bài phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Việt Tân trong buổi hội thảo vào ngày 18 tháng 01 năm 2024 tại Quốc Hội Hoa Kỳ: 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm Đóng – Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ có biện pháp để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Năm mươi năm trước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và hành động xâm lược này vẫn tiếp tục là mối nguy hiểm đối với thế giới văn minh ngày nay.

Cộng đồng quốc tế luôn bị đe dọa khi bất kỳ quốc gia nào dùng vũ lực để đơn phương thay đổi biên giới của mình. Trung Quốc đã vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19 tháng 01 năm 1974.

Và điều đáng lo là Trung Quốc đã và sẽ không dừng lại ở Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng quần đảo Hoàng Sa làm bàn đạp để bành trướng sang quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.

Đây là lý do tại sao sự chiếm đóng bất hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên tầm quan trọng cho đến ngày nay. Mục đích của cuộc hội thảo tại Quốc hội hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Vậy Quốc hội có thể làm gì? Tôi muốn đưa ra ba đề nghị:

Đầu tiên, công khai bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.

Tôi chân thành cảm ơn văn phòng của Dân biểu Chris Smith, Dân biểu Young Kim và Dân biểu Lou Correa đã giúp thực hiện buổi hội thảo hôm nay. Với việc đánh dấu ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, chúng ta nêu bật tính phi pháp của hành động đó.

Tiếp đến, một hành động mạnh mẽ hơn mà Hạ viện có thể thực hiện đó là thông qua một nghị quyết tố cáo việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và những lần khác Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm giữ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông – chẳng hạn như Đá Gạc Ma 1988, Đá Vành Khăn 1995, và Bãi cạn Scarborough năm 2012.

Ủy ban Quốc hội về Trung Quốc cũng có thể tiếp tục theo dõi tình hình với các phiên điều trần về hồ sơ bành trướng của Bắc Kinh và đánh giá mối đe dọa hòa bình và ổn định gia tăng như thế nào nếu không kiểm soát các hành động của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy lùi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị Biển Đông.

Đến nay, mô hình bành trướng của Trung Quốc đã rõ ràng. Dựa trên những tuyên bố chủ quyền không rõ ràng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, một số bãi đá ở Trường Sa và bản đồ 10 đoạn ảo tưởng, Trung Quốc muốn đơn phương kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tuyên bố cấm đánh bắt cá ở những vùng rõ ràng là vùng biển quốc tế và tiến hành thăm dò dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế của cả Việt Nam và Philippines. Khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc cản trở và quấy rối ngư dân Việt Nam, họ không chỉ phá hại sinh kế của vô số người Việt Nam, mà họ còn đang cố dựng lên câu chuyện hư cấu về một hồ nước Trung Quốc mà họ sở hữu. Đây là mối đe dọa lớn đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

Một tòa án quốc tế đã ra phán quyết vào năm 2016 rằng yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là “phi pháp”. Quốc hội cần nhấn mạnh phán quyết quan trọng đó thông qua các tuyên bố công khai, hoạt động giám sát và điều luật. Chúng ta phải tiếp tục tạo điều kiện cho quân đội Hoa Kỳ, cùng với các đối tác và đồng minh, khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển và vùng trời quốc tế.

Thứ ba, giúp cho Việt Nam và các nước ASEAN khác thêm khả năng để bảo vệ chủ quyền của mình.

Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Hãy nhớ rằng chiến lược cơ bản của Bắc Kinh là chia rẽ cộng đồng quốc tế và làm suy yếu sự độc lập của các nước láng giềng.

Vấn đề quần đảo Hoàng Sa nói riêng và vấn đề Biển Đông rộng hơn nên được thảo luận trên các diễn đàn quốc tế – chứ không chỉ trong bối cảnh song phương nơi Trung Quốc có thể bắt nạt quốc gia nhỏ hơn.

Về lâu dài, Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam và các nước ASEAN khác chống lại áp lực của Trung Quốc. Điều này vượt xa việc xây dựng năng lực phòng thủ quốc gia và đòi hỏi phải trao quyền cho các xã hội đó.

Đáng chú ý, Việt Nam cần các thể chế chính trị có khả năng phản kháng trước sự can thiệp và kiểm soát của Trung Quốc. Và Chính phủ Việt Nam phải khuyến khích tự do tranh luận về chiến lược bảo vệ chủ quyền đất nước. Vì vậy, Quốc hội nên ủng hộ một Việt Nam tự do và cởi mở hơn.

Để có được một Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định và hòa bình đòi hỏi ý chí chính trị muốn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc – từ Hoa Kỳ, Việt Nam và khu vực.

Tóm lại, vấn đề Hoàng Sa không phải là lịch sử xa xưa mà là một thách thức của ngày nay, đối với tất cả những ai mong muốn một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

Hoàng Tứ Duy,

NV – Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: ’50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm’

Gần 50 người có mặt tại Quốc Hội Mỹ vào chiều Thứ Năm, 18 Tháng Giêng, tham dự buổi hội thảo mang tên “50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm” do Việt Tân tổ chức, với sự ủng hộ của các dân biểu Quốc Hội.

Tính chất lịch sử và sự minh định về chủ quyền lãnh hải quốc gia được khẳng định mạnh mẽ hơn khi có sự tham dự của các dân biểu liên bang Hoa Kỳ, như Dân Biểu Young Kim (Địa Hạt 39, Cộng Hoà, California), Chủ Tịch Uỷ Ban Về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – Ủy Ban Ngoại Giao và Hạ Viện Hoa Kỳ; đại diện cho Dân Biểu Chris Smith (Địa Hạt 4, Cộng Hòa, California), và những diễn giả khác.

Một điểm chung ở các phần trình bày trong buổi hội thảo là sự xác nhận việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái pháp luật ở Biển Đông. Cuộc hội thảo ở Quốc Hội Hoa Kỳ đúng dịp 50 năm ngày mất Hoàng Sa là cách thể hiện điều đó.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân nói: “Tôi nghĩ bằng việc đánh dấu ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là chúng ta nhấn mạnh tính bất hợp pháp của hành động đó.”

Trước khi bắt đầu cuộc hội thảo, một đoạn video ngắn về lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa và những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông được trình chiếu.

Dân Biểu Young Kim là diễn giả đầu tiên, nhấn mạnh ngay nội dung chính là việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa khi đó thuộc chủ quyền của VNCH.

Bà cho biết: “Là Chủ Tịch Uỷ Ban Về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tôi luôn nói rằng Hoa Kỳ rất cần phải có hành động quyết liệt hơn về sự hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm cả việc xây đảo nhân tạo trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác như Việt Nam và Philippines.”

Dân Biểu Young Kim kể lại một chi tiết mà bà từng thấy trong chuyến đi cùng các dân biểu lưỡng đảng đến Biển Đông năm 2023. “Tôi chứng kiến sự hung hãn của quân đội Trung Quốc quanh khu vực tranh chấp,” bà nói. “Một sự thật không thể tranh cãi đó là Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép các đảo ở Biển Đông.”

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân nhắc lại cuộc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc 50 năm trước, và nhấn mạnh, “đó là hành động xâm lược và là mối nguy hiểm mới cho thế giới văn minh ngày nay.”

Trung Quốc đã vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc khi chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa từ VNCH, và không dừng lại ở đó.

“Việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là bàn đạp để mở rộng sang quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, mục đích của sự kiện hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” ông Hoàng Tứ Duy phát biểu.

“Chúng ta có thể làm gì?”

Trong phần trình bày của mình tại hội thảo, ông Hoàng Tứ Duy đưa ra ba đề xuất để trả lời cho câu hỏi “chúng ta có thể làm gì?”

“Đầu tiên là công khai bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hạ viện có thể thông qua một nghị quyết tố cáo Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 và những vùng khác trong thời điểm Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm giữ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông, chẳng hạn như Đảo Gạc Ma năm 1988, Đá Vành Khăn năm 1995, bãi cạn Scarborough năm 2012.”

“Thứ hai là đẩy lùi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị Biển Đông. Đến nay, mô hình chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã rõ ràng, muốn sớm đơn phương kiểm soát toàn bộ Biển Đông.”

Một vấn đề thường được báo chí trong nước nhắc đến trong bối cảnh rất “khiêm tốn” và “dè dặt,” đó là ngư dân Việt Nam và Philippines liên tục bị tàu đánh cá Trung Quốc tấn công, gây cản trở việc bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc này được ông Hoàng Tứ Duy nêu lên như một bằng chứng về những hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Những năm gần đây, Bắc Kinh đã tuyên bố cấm đánh bắt cá ở những vùng thuộc vùng biển quốc tế, tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Vì vậy, việc Trung Quốc dùng máy bay không người lái của cảnh sát biển để quấy rối ngư dân, không chỉ tác động đến việc thiếu trách nhiệm mà còn có nghĩa là họ đang chứng minh người Trung Quốc có quyền khai thác về dầu khí.”

Ông đưa ra đề xuất thứ ba: “Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam tự do và cởi mở hơn.”

“Điều thực sự quan trọng là trao quyền cho người dân nước này và các quốc gia khác để bảo vệ chủ quyền của họ. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Chiến lược cơ bản của Bắc Kinh là chia rẽ cộng đồng quốc tế và làm giảm sự độc lập của các nước láng giềng. Vì vậy, vấn đề Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung nên được thảo luận trên các diễn đàn quốc tế, chứ không chỉ ở các diễn đàn song phương, nơi Trung Quốc có thể bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn.”

Chánh Văn Phòng Uỷ Ban Hạ Viện về Trung Quốc, ông Piero Tozzi, từng là cố vấn chính sách đối ngoại và là đại diện cho Dân Biểu Chris Smith tại hội thảo này, yêu cầu mọi người hãy xem phản ứng của chính phủ Philippines.

Ông nói: “Philippines đã vô cùng dũng cảm. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta, những người quan ngại về việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông một cách phi lý và bất hợp pháp cũng như những tác động của nó đối với chủ quyền của Việt Nam và các quốc gia khác, phải nhìn vào Philippines và phải hỗ trợ Philippines.”

Theo ông Tozzi, quan trọng là chính phủ phải làm tốt như Quốc Hội Hoa Kỳ, phải giữ vững lập trường. Ông khẳng định: “Chúng ta có quan điểm ủng hộ pháp quyền. Chúng ta đứng lên vì chủ quyền quốc gia và chúng ta đứng lên vì cộng đồng các quốc gia khác.”

Ông Chris MacLeod, thuộc Tổ Hợp Luật Sư Cambridge LLP, Canada cũng khẳng định những gì xảy ra ở Hoàng Sa năm 1974 là một hành động xâm lược tuyệt đối. Mặc dù có những lời chỉ trích và lên án bằng thư từ, công hàm ngoại giao, nhưng Trung Quốc đã bỏ qua tất cả.

Một trong hai đề nghị ông MacLeod đưa ra trong sự kiện “50 năm Hoàng Sa,” đó là “đưa ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Theo Luật Biển liên quan đến Hoàng Sa.”

“Lựa chọn khác là đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế và yêu cầu tìm kiếm ý kiến tư vấn về quần đảo Hoàng Sa. Ví dụ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế có thể xét xử vấn đề lãnh thổ và ai kiểm soát chủ quyền đối với Hoàng Sa, theo lịch sử và phạm trù luật pháp quốc tế. Vì vậy, Đại Hội Đồng có thể đưa ra Tòa Công Lý Quốc Tế,” ông MacLeod nói.

Ông MacLeod kết thúc bài phát biểu của mình bằng một quan điểm giống với ông Perio Tozzi: “Việt Nam có thể làm như Philippines đã làm và giải quyết vấn đề thông qua Luật Biển. Tôi nghĩ rằng Tòa Án Công Lý Quốc Tế, nếu Hoa Kỳ và các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác có thể thuyết phục hoặc thuyết phục Việt Nam thực hiện bước đi đó, thì lý tưởng nhất là Đại Hội Đồng có thể xin ý kiến tư vấn.”

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: “Nhưng để làm được điều đó cần có ý chí chính trị.”

Điều này không khác với nhận định ông Hoàng Tứ Duy đã đưa ra: “Việc đạt được một Thái Bình Dương ổn định và hòa bình đòi hỏi ý chí chính trị của Hoa Kỳ chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.”

Một diễn giả khác trong buổi hội thảo là Luật Sư Nhân Quyền Đặng Đình Mạnh. Ông thu hút các cử tọa bằng câu chuyện ngắn gọn, kể về những người ông từng bào chữa vì tội “chống Trung Quốc.”

Đó là những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm như nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Lê Minh Tuấn,… Họ đều là những người lên tiếng phản đối sự xâm chiếm biển đảo kéo dài hơn nửa thế kỷ của Trung Quốc.

Nhà báo Nguyễn Văn Khanh tiếp lời Luật Sư Đặng Đình Mạnh bằng nhận định mà ông nhìn thấy trong suốt sự nghiệp báo chí của mình, đó là: “Truyền thông trong nước sẽ không bao giờ nói lên những điều người dân muốn nói. Đừng mong báo chí trong nước lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Mà chúng ta phải làm điều đó.”

Ông mong rằng sau ngày hôm nay, tất cả mọi người, trong và ngoài nước sẽ có một biện pháp, cho dù điều đó không dễ dàng. “Nhưng nếu chúng ta không làm, sẽ không ai làm,” ông Nguyễn Văn Khanh nói.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử và người dân Việt Nam chưa bao giờ quên trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 Tháng Giêng năm 1974, một dấu mốc khởi đầu cho những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc hội thảo vào chiều Thứ Năm, 18 Tháng Giêng ở Quốc Hội Hoa Kỳ là một trong nhiều hoạt động khác ở khắp Hoa Kỳ nhằm tưởng niệm nửa thế kỷ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh cướp.

Bởi vì, cho đến hôm nay, “vấn đề Hoàng Sa không phải là lịch sử nữa mà thực sự là một thách thức cho tất cả mọi người mong muốn một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” như lời ông Hoàng Tứ Duy nói tại cuộc hội thảo này. [kn]

Ngo Kalynh – Người Việt

Tập Cận Bình, Xi Jin Ping … hãy cút xéo đi!

Đó là lời sắt sắt thép của Người Việt tại thành phố Adelaide, Úc Châu, noi tinh thần “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư”, trong Ngày Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng Sa và Tri Ơn 74 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bao vệ biên giới và biển đào của Tổ Quốc trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào ngày 19 Tháng 1 năm 1974, đúng 50 năm trước tính từng ngày.

Cuộc biểu dương đã diễn ra trước tiền đình Quốc Hội, tại thành Phố Adelaide. Tiểu Bang Nam Úc vào lúc 12 giờ trưa trong một ngày nắng ấm.

Dù bận rộn công ăn việc làm tất bật, một số khách bộ hành đi ngang qua cũng đã nghiêm chỉnh dừng chân đứng thế nghiêm khi Quốc Ca Úc và Việt Nam Cộng Hoà trỗi lên. Nhiều người dừng lại để theo dõi các biểu ngữ, thậm chí đứng vào hàng người biểu dương giơ cao tay biểu lộ sự đồng tình.
Không “tưởng rằng đã quên …” như lời một bài hát. Không! Người Việt sẽ không quên, và sẽ không bao giờ quên khi đất nước của mình bị giặc xâm chiếm! Bốn lần Bắc thuộc, gần một ngàn năm đô hộ, Người Việt chúng ta vẫn đứng dậy đuổi giặc giành lại quê hương. Vậy thì xá gì 50 năm ngắn như một giấc ngủ trưa? Và đó chính là tâm tư, là lời xác quyết của những người Việt yêu nước, quyết không quay lui!
Một tấm hình bằng nghìn lời nói, Người Việt tại Adelaide xin gửi đến đồng bào khắp nơi những hình ảnh ngày hôm nay để thay cho lời xác quyết chung của toàn thể những người Việt Nam yêu nước kiên cường, cùng với những câu trích trong bài thơ Trả Ta Sông Núi vô cùng sắt thép và bất khuất của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Trả Ta Sông Núi
“…
Kìa trận đánh bèo trôi, sóng dập
Sông Bạch Đằng thây lấp xương khô
Những ai qua lại bây giờ
Nghe hơi gió thoảng, còn ngờ quân reo

Gươm chiến thắng trỏ vời Đông Bắc
Hịch vải nêu tội giặc tham tàn
Dựng nhân nghĩa, vớt lầm than
Danh thơm ải ngoại, sấm ran biên thuỳ

Sơn hà mấy độ lung lay
Máu bao chiến sĩ nhuộm say mầu cờ

Tinh thần độc lập nêu cao
Sài lang kia, núi sông nào của ngươi

Ôi Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần độc lập sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên
Ngày nay muốn sông bền, núi vững
Phải làm sao cho xứng nguời xưa
Yêu nòi giống, hiểu thời cơ
Bốn phương một ý: phụng thờ giang sơn
Đừng lo yếu, hãy chung hờn
Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài
Trả núi sông ta! lời dĩ vãng
Thiên thu còn vọng đến tương lai
Trả ta sông núi! câu hùng tráng
Là súng là gươm giữ đất đai
Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ.”

Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta?

Adelaide, 19/1/2024

Lưỡi bò vướng cọc sông Bạch Đằng

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài và phục hưng dân tộc Việt.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đời nhà Trần đã đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều đã biết tận dụng tối đa địa hình hiểm yếu vùng cửa sông Bạch Đằng, bố trí trận địa cọc, lợi dụng thủy triều, tiến hành trận thủy chiến với quyết tâm rất cao nhằm tiêu diệt triệt để lực lượng thủy binh địch.

Nước ta xưa nay lúc nào cũng nhỏ hơn TQ rất nhiều về diện tích, dân số và sức mạnh quân sự. Nhỏ, nhưng đã bao lần bảo vệ được giang sơn trước cường địch. Khi đó dân khí dâng cao, tinh thần dân quân Việt mới đủ sức bao lần chấm dứt mộng xâm lăng của phương Bắc.
Ngày nay cũng thế.

Hình do các bạn trong nước gửi ra.

Ở Việt Nam chụp những tấm hình này không hề dễ dàng. Công an phát giác ra là có thể bị đi tù. Thật quá vô lý phải không các bạn?

Nguyễn Phan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việt Nam không còn biển!

Việt nam có chiều dài bờ biển 3.260km nhưng Việt Nam giờ không còn biển. Đó là nỗi đau mà người Việt đang gánh chịu…
– Đau vì dân không thể ra khơi đánh bắt trên ngư trường ông cha để lại.
– Đau vì tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển vốn của Việt Nam nhưng không được khai thác.
– Đau vì mất chủ quyền trên vùng biển, đảo của ta
– Đau vì mất biển mất đảo mà dân không được lên tiếng tố cáo kẻ cướp.
Thắm thía nỗi đau này, nhiều người đã tham gia vẽ/dán khẩu hiệu HS50 khắp nơi để lên tiếng và đánh động sự quan tâm của dư luận về tình trạng biển đảo Việt Nam. Non 1 tháng nữa là tròn 50 năm đánh dấu ngày Trung Quốc dùng vũ lực cướp Hoàng Sa (19/01/1974).
Hình được một nhóm bạn Miền Tây thực hiện và gởi ra ngoài nhờ phổ biến.
Cảm ơn tấm lòng của các bạn Miền Tây đối với biển đảo Việt Nam.
Mong các bạn cùng các bạn Miền Tây lên tiếng để đòi lại biển đảo của chúng ta.

Vận động chữ ký cho Kiến Nghị Hoàng Sa thuộc Việt Nam

Ngày thứ bảy 18 tháng 11 vừa qua, cơ sở Việt Tân tại Thuỵ Sĩ cùng thân hữu đã có một buổi xuống đường ngay tại trung tâm thành phố Lausanne để trình bày và giải thích đến người bản xứ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc qua việc cưỡng chiếm các quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ xa, 2 băng rôn đã gây chú ý người qua lại với các dòng chữ: “Sự bành trướng quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe doạ cho nền hoà bình thế giới” và “Hãy bảo vệ ngư dân Việt Nam trước sự tấn công của Trung Quốc”.

Nhiều người đã dừng chân để đọc bản Kiến nghị “Hoàng Sa là của Việt Nam” và hỏi thêm về sự bành trường của Trung Quốc ở Biển Đông, gây thiệt hại nhân mạng và ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân Việt Nam.

Cùng với Cộng đồng thế giới, người dân Thuỵ Sĩ  thấu hiểu việc Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông, ảnh hưởng con đường hàng hải thương mại rất quan trọng của thế giới, là một hiểm hoạ không chỉ với các quốc gia trong khu vực mà còn đối với cả thế giới. Theo họ, khi Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như không tuân thủ các  quyết định của Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, thì quốc gia này không còn được họ tin cậy để hợp tác trong bất cứ lãnh vực nào.

Hàng trăm chữ ký đã được thu thập trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Nhiều người cho rằng thế giới cần phải có nhiều kiến nghị như ngày hôm nay và cần phải lên tiếng mạnh mẻ hơn.

Hải Đăng
Lausanne 18 tháng 11, 2023