Tập Cận Bình, Xi Jin Ping … hãy cút xéo đi!

Đó là lời sắt sắt thép của Người Việt tại thành phố Adelaide, Úc Châu, noi tinh thần “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư”, trong Ngày Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng Sa và Tri Ơn 74 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bao vệ biên giới và biển đào của Tổ Quốc trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào ngày 19 Tháng 1 năm 1974, đúng 50 năm trước tính từng ngày.

Cuộc biểu dương đã diễn ra trước tiền đình Quốc Hội, tại thành Phố Adelaide. Tiểu Bang Nam Úc vào lúc 12 giờ trưa trong một ngày nắng ấm.

Dù bận rộn công ăn việc làm tất bật, một số khách bộ hành đi ngang qua cũng đã nghiêm chỉnh dừng chân đứng thế nghiêm khi Quốc Ca Úc và Việt Nam Cộng Hoà trỗi lên. Nhiều người dừng lại để theo dõi các biểu ngữ, thậm chí đứng vào hàng người biểu dương giơ cao tay biểu lộ sự đồng tình.
Không “tưởng rằng đã quên …” như lời một bài hát. Không! Người Việt sẽ không quên, và sẽ không bao giờ quên khi đất nước của mình bị giặc xâm chiếm! Bốn lần Bắc thuộc, gần một ngàn năm đô hộ, Người Việt chúng ta vẫn đứng dậy đuổi giặc giành lại quê hương. Vậy thì xá gì 50 năm ngắn như một giấc ngủ trưa? Và đó chính là tâm tư, là lời xác quyết của những người Việt yêu nước, quyết không quay lui!
Một tấm hình bằng nghìn lời nói, Người Việt tại Adelaide xin gửi đến đồng bào khắp nơi những hình ảnh ngày hôm nay để thay cho lời xác quyết chung của toàn thể những người Việt Nam yêu nước kiên cường, cùng với những câu trích trong bài thơ Trả Ta Sông Núi vô cùng sắt thép và bất khuất của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Trả Ta Sông Núi
“…
Kìa trận đánh bèo trôi, sóng dập
Sông Bạch Đằng thây lấp xương khô
Những ai qua lại bây giờ
Nghe hơi gió thoảng, còn ngờ quân reo

Gươm chiến thắng trỏ vời Đông Bắc
Hịch vải nêu tội giặc tham tàn
Dựng nhân nghĩa, vớt lầm than
Danh thơm ải ngoại, sấm ran biên thuỳ

Sơn hà mấy độ lung lay
Máu bao chiến sĩ nhuộm say mầu cờ

Tinh thần độc lập nêu cao
Sài lang kia, núi sông nào của ngươi

Ôi Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần độc lập sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên
Ngày nay muốn sông bền, núi vững
Phải làm sao cho xứng nguời xưa
Yêu nòi giống, hiểu thời cơ
Bốn phương một ý: phụng thờ giang sơn
Đừng lo yếu, hãy chung hờn
Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài
Trả núi sông ta! lời dĩ vãng
Thiên thu còn vọng đến tương lai
Trả ta sông núi! câu hùng tráng
Là súng là gươm giữ đất đai
Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ.”

Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta?

Adelaide, 19/1/2024

Lưỡi bò vướng cọc sông Bạch Đằng

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài và phục hưng dân tộc Việt.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đời nhà Trần đã đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều đã biết tận dụng tối đa địa hình hiểm yếu vùng cửa sông Bạch Đằng, bố trí trận địa cọc, lợi dụng thủy triều, tiến hành trận thủy chiến với quyết tâm rất cao nhằm tiêu diệt triệt để lực lượng thủy binh địch.

Nước ta xưa nay lúc nào cũng nhỏ hơn TQ rất nhiều về diện tích, dân số và sức mạnh quân sự. Nhỏ, nhưng đã bao lần bảo vệ được giang sơn trước cường địch. Khi đó dân khí dâng cao, tinh thần dân quân Việt mới đủ sức bao lần chấm dứt mộng xâm lăng của phương Bắc.
Ngày nay cũng thế.

Hình do các bạn trong nước gửi ra.

Ở Việt Nam chụp những tấm hình này không hề dễ dàng. Công an phát giác ra là có thể bị đi tù. Thật quá vô lý phải không các bạn?

Nguyễn Phan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việt Nam không còn biển!

Việt nam có chiều dài bờ biển 3.260km nhưng Việt Nam giờ không còn biển. Đó là nỗi đau mà người Việt đang gánh chịu…
– Đau vì dân không thể ra khơi đánh bắt trên ngư trường ông cha để lại.
– Đau vì tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển vốn của Việt Nam nhưng không được khai thác.
– Đau vì mất chủ quyền trên vùng biển, đảo của ta
– Đau vì mất biển mất đảo mà dân không được lên tiếng tố cáo kẻ cướp.
Thắm thía nỗi đau này, nhiều người đã tham gia vẽ/dán khẩu hiệu HS50 khắp nơi để lên tiếng và đánh động sự quan tâm của dư luận về tình trạng biển đảo Việt Nam. Non 1 tháng nữa là tròn 50 năm đánh dấu ngày Trung Quốc dùng vũ lực cướp Hoàng Sa (19/01/1974).
Hình được một nhóm bạn Miền Tây thực hiện và gởi ra ngoài nhờ phổ biến.
Cảm ơn tấm lòng của các bạn Miền Tây đối với biển đảo Việt Nam.
Mong các bạn cùng các bạn Miền Tây lên tiếng để đòi lại biển đảo của chúng ta.

Vận động chữ ký cho Kiến Nghị Hoàng Sa thuộc Việt Nam

Ngày thứ bảy 18 tháng 11 vừa qua, cơ sở Việt Tân tại Thuỵ Sĩ cùng thân hữu đã có một buổi xuống đường ngay tại trung tâm thành phố Lausanne để trình bày và giải thích đến người bản xứ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc qua việc cưỡng chiếm các quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ xa, 2 băng rôn đã gây chú ý người qua lại với các dòng chữ: “Sự bành trướng quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe doạ cho nền hoà bình thế giới” và “Hãy bảo vệ ngư dân Việt Nam trước sự tấn công của Trung Quốc”.

Nhiều người đã dừng chân để đọc bản Kiến nghị “Hoàng Sa là của Việt Nam” và hỏi thêm về sự bành trường của Trung Quốc ở Biển Đông, gây thiệt hại nhân mạng và ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân Việt Nam.

Cùng với Cộng đồng thế giới, người dân Thuỵ Sĩ  thấu hiểu việc Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông, ảnh hưởng con đường hàng hải thương mại rất quan trọng của thế giới, là một hiểm hoạ không chỉ với các quốc gia trong khu vực mà còn đối với cả thế giới. Theo họ, khi Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như không tuân thủ các  quyết định của Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, thì quốc gia này không còn được họ tin cậy để hợp tác trong bất cứ lãnh vực nào.

Hàng trăm chữ ký đã được thu thập trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Nhiều người cho rằng thế giới cần phải có nhiều kiến nghị như ngày hôm nay và cần phải lên tiếng mạnh mẻ hơn.

Hải Đăng
Lausanne 18 tháng 11, 2023

Reuters – China military says Philippine ship ‘illegally entered’ waters near Scarborough Shoal

China’s military said on Monday that a Philippine military ship “illegally entered” waters near Scarborough Shoal without authorisation and it urged the Philippines to immediately stop its provocations.

The statement marks a rare warning from the Chinese military towards the Philippines over its moves in disputed waters in the South China Sea. The military had mostly directed its warnings against U.S. warships in the region.

China and the Philippines have had several confrontations in the South China Sea, recently trading accusations about a collision between a Chinese coastguard vessel and a boat from the Philippines.

“We are urging the Philippine side to immediately stop its infringement and provocations, and earnestly avoid further escalation,” said senior colonel Tian Junli, a spokesperson for the People’s Liberation Army Southern Theater Command.

The Scarborough Shoal is claimed by China, the Philippines and Taiwan.

“The Philippine side’s actions have seriously violated China’s sovereignty and international law and basic norms governing international relations, and are prone to misunderstanding and miscalculation,” Tian said.

He said China followed, monitored, warned and blocked the ship in accordance with the law.

Beijing claims sovereignty over almost the entire South China Sea, including parts of the exclusive economic zones of Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines and Vietnam.

This has caused escalating maritime friction and territorial disputes.

Reuters 30/10/2023

RFA – Trung Quốc liên tục uy hiếp Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, Hà Nội cần lên tiếng!

Những ngày tháng 10 này, chúng ta liên tục chứng kiến các cuộc khẩu chiến và khiêu khích, thậm chí là “nắn gân” nhau giữa Philippines và Trung Quốc ở các khu vực trên Biển Đông.

Nhà ngoại giao cấp cao của Philippines Teodoro Locsin Jr., người nổi tiếng với những chỉ trích gay gắt nhằm vào Trung Quốc, đã tham gia hành trình cùng lực lượng tuần duyên tại Biển Đông hồi đầu tháng này, chứng kiến các hành vi bao vây, thậm chí là gần như va chạm của tàu thuyền Trung Quốc với phía Philippines (1). Ông Teodoro Locsin Jr. đã có mặt trên một trong hai tàu bảo vệ bờ biển Philippines hộ tống hai tàu Philippines vận chuyển thực phẩm và các vật tư khác tới căn cứ Philippines ở Bãi Cỏ Mây hôm 4/10. Hiện chưa rõ lý do các thông tin về hành trình này được Philippines trì hoãn công bố.

Trước đó, vào tháng 8, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã bổ nhiệm ông Locsin, 74 tuổi và hiện là Đại sứ Philippines tại Anh, kiêm nhiệm vai trò đại diện đặc biệt về Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Teresita Daza nói: Với tư cách đại diện đặc biệt, ông ấy sẽ cập nhật kịp thời các vấn đề liên quan để thảo luận với phía Trung Quốc và đối với ông ấy, không có cách nào tốt hơn việc hiểu rõ vấn đề của Biển Tây Philippines bằng cách nắm được những gì đang diễn ra trong vùng biển của chúng ta” (2). Philippines gọi Biển Đông là Biển Tây Philippines.

Là Ngoại trưởng Philippines dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Marcos, Rodrigo Duterte, Locsin thường xuyên có những bình luận gay gắt trên truyền thông để chỉ trích hành động hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, ông không đưa ra tuyên bố nào sau khi ông chứng kiến tận mắt tám giờ đối đầu căng thẳng giữa hải cảnh Trung Quốc và các tàu Philippines tại Bãi Cỏ mây hôm 4/10.

Hai tàu tiếp tế do hải quân Philippines điều khiển và được hai tàu cảnh sát biển lớn hơn hộ tống đã vượt qua vòng phong tỏa của lực lượng tuần duyên Trung Quốc để vận chuyển thực phẩm, nước uống và các vật tư khác cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines và các nhân viên đóng trên tàu chiến mắc cạn BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Tuy nhiên, các tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc đã chặn và bao vây hai tàu hộ tống của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, bao gồm cả tàu BRP Cabra mà ông Locsin có mặt, tiếp cận Bãi Cỏ Mây. Theo người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã áp sát và chỉ cách tàu cảnh sát biển khác của Philippines là BRP Sindangan khoảng một mét. Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Thiếu tướng Jay Tarriela nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 6/10: Chúng tôi lên án hành vi của tàu tuần duyên Trung Quốc. Họ đã vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định về va chạm” (3). Ông nói rằng đây là “hành động nguy hiểm gần nhất” của bất kỳ tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc nào chống lại tàu tuần tra Philippines.

Trung Quốc đổ lỗi

Ngày 9/10, Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo Philippines tránh các hành vi khiêu khích” hơn nữa tại Bãi Cỏ Mây, nơi nước này gọi là Đá Nhân Ái, nhấn mạnh những hành động này xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế cũng như gây gián đoạn hòa bình, ổn định trong khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố: Philippines không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền tại Đá Nhân Ái, nhất là khi xét đến khoảng cách từ địa điểm này tới lãnh thổ Philippines”. Bộ này cũng yêu cầu Philippines dừng các hành vi khiêu khích” và “gây rối” trên biển, khẳng định Trung Quốc sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền hàng hải cũng như lợi ích lãnh thổ của nước này (4).

Một ngày sau đó, Tư lệnh lục quân Philippines Romeo Brawner Jr. bác bỏ tuyên bố của hải cảnh Trung Quốc rằng lực lượng này đã xua đuổi một xuồng vũ trang của hải quân Philippines khỏi bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông, coi đó là tuyên bố mang tính tuyên truyền”. Ông Brawner nói: Hải cảnh Trung Quốc đã có mặt ở đó và tìm cách cản đường. Nhưng tàu hải quân vẫn tiếp tục hành trình và không bị xua đuổi. Tàu này đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng hải. Quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng đó là nội dung tuyên truyền của Trung Quốc” (5).

Hải cảnh Trung Quốc trước đó tuyên bố đã thực hiện các biện pháp cần thiết” để xua đuổi xuồng vũ trang của Philippines khỏi Bãi cạn Scarborough (nước này gọi là Đảo Hoàng Nham) sau khi họ phớt lờ những cảnh báo nhiều lần. Người phát ngôn hải cảnh Trung Quốc Cam Vũ (Gan Yu) cho rằng hành động của Philippines vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế (6).

Mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc gần đây vô cùng căng thẳng, đặc biệt trên Biển Đông. Phát biểu ngày 19/10 tại Manila, Tham mưu trưởng quân đội Philippines -Tướng Romeo Brawner cho biết ông đã ra lệnh đình chỉ chương trình trao đổi quân sự với Trung Quốc, sau khi Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào hai tàu vận tải quân sự Philippines và hai tàu Cảnh sát biển Philippines ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Manila cho rằng sự việc này xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines (7).

Tàu hải cảnh Trung Quốc chặn tàu của Philippines ở Bãi cạn Scarborough, Biển Đông hôm 22/9/2023

Việt Nam im lặng đến bao giờ?

Trung Quốc năm nay đẩy mạnh các hoạt động đe doạ trên Biển Đông, không chỉ với Philippines, mà còn với cả Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, các tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm EEZ của Việt Nam, nhưng nước này hiếm khi lên tiếng đồng thời cũng không cho báo chí đưa tin về các sự kiện này. Chỉ trong tháng 5, phía Việt Nam mới chính thức lên tiếng sau khi tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã hoành hành trong EEZ của nước này 28 ngày liên tiếp. Sau đó, liên tiếp có những ghi nhận từ Ray Powell – một chuyên gia chuyên theo dõi các tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ các nước Đông Nam Á, cho thấy tàu Trung Quốc vẫn luôn hiện diện trong EEZ của Việt Nam. Mới đây, ngày 18/10, ông Ray Powell cho biết các tàu đánh cá của Trung Quốc tiến sát vào gần đảo Phú Quý của Việt Nam, chỉ cách đảo này chừng 50-100 hải lý (8). Tuy nhiên, tất cả báo chí Việt Nam đều không lên tiếng trước sự kiện này.

Sự căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc cho thấy: i) Trung Quốc chưa bao giờ thôi dã tâm chiếm đoạt Biển Đông làm ao nhà của họ; ii) Philippines đối đầu mạnh mẽ trước Trung Quốc vì có sự giúp đỡ của các đồng minh phương Tây. Chính sự lên tiếng mạnh mẽ của Philippines như vậy đã khiến nước này giành lại thế chủ động trong việc chống lại các hành động đe doạ của Trung Quốc.

Nói đến đây, chúng ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của Napoleon Bonaparte: “Thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của kẻ xấu, mà vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đe doạ và ép Việt Nam trên Biển Đông như họ đã từng làm nhiều lần. Và liệu lúc đó, Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, thì sẽ có ai chú ý không?

Bình luận của Cung Đức Duy

RFA – 26/10/2023

HS50: Biết mất là đau, đòi là khó, nhưng không thể lãng quên

Biết mất là đau, đòi là khó, nhưng không thể lãng quên.

Mình mà quên thì thế giới ai nhớ giùm người Việt, nước Việt!

 

NYT – Blasting Bullhorns and Water Cannons, Chinese Ships Wall Off the Sea

The Chinese military base on Mischief Reef, off the Philippine island of Palawan, loomed in front of our boat, obvious even in the predawn dark.

Radar domes, used for military surveillance, floated like nimbus clouds. Lights pointed to a runway made for fighter jets, backed by warehouses perfect for surface-to-air missiles. More than 900 miles from the Chinese mainland, in an area of the South China Sea that an international tribunal has unequivocally determined does not belong to China, cellphones pinged with a message: “Welcome to China.”

Read full article:

Blasting Bullhorns and Water Cannons, Chinese Ships Wall Off the Sea

HS50: Không Đòi Ai Trả Núi Sông Ta!

HS50 đang xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam, từ Phố Vắng Vùng Cao đến Hà Nội, từ Sài Gòn về đến miền Tây.

HS50 để khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam cho dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng gần 50 năm rồi.

HS50 để nhắc nhỡ người dân Việt Nam: không đòi ai trả núi sông ta!

HÃY HÀNH ĐỘNG: ký kiến nghị thư, kêu gọi nhiều người cùng ký kiến nghị thư, hãy vẽ các ký tự HS50 trên mọi phương tiện để tiếng nói của dân tộc Việt Nam mạnh mẽ hơn, vang xa hơn.

 

 

Úc châu kêu gọi: Hãy góp một bàn tay giành lại chủ quyền cho dân tộc Việt Nam

Hãy cùng các bạn trẻ tại Úc châu lan tỏa thông điệp HS50 – ký kiến nghị thư Hoàng Sa Thuộc Việt Nam để kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục lên án việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 và kiến nghị nhà nước CSVN kiện Trung quốc ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực.