New satellite images reveal how the Chinese military is dramatically expanding its capabilities on Triton Island, which looks set to become a one of Beijing’s key signal intelligence bases in the South China Sea.
Once completed, the radar system would significantly increase China’s signals intercept and electronic warfare capabilities across the disputed Paracel Islands archipelago and add to a wider surveillance network spanning much of the South China Sea.
The enhanced facility on Triton is likely to offer a challenge to China’s competitors in the region and internationally.
China seized control of the Paracels from Vietnam in a 1974 naval battle, and competition for access to it waters has intensified since the recent discovery of oil and gas reserves. Chinese and Vietnamese maritime militia clashed off the coast of Triton in 2014.
In addition, American, British and Australian naval forces have for the past decade patrolled the waters to collectively challenge China’s contested ‘nine-dash-line’ claim to large stretches of the South China Sea.
A year after work was first identified on Triton, satellite images from Maxar have helped build a clearer picture of Beijing’s efforts to defend this strategic waterway.
The most striking development is the construction of a new radar system, known as SIAR – synthetic impulse and aperture radar – which purportedly detects stealth aircraft. The counter-stealth radar on Triton is characterized by its distinctive octagonal structure, which resembles another SIAR system built by China on Subi Reef in the Spratly Islands, south of the Paracels, in 2017. A half-completed tower also sits near the SIAR radar on Triton, which is likely to be the operations centre.
Once completed, the radar on Triton will form what is believed to be a wider network of at least three overlapping counter-stealth radars built across Chinese bases in the South China Sea over the past decade, including on Hainan Island, home to several Chinese naval bases.
The positioning of the radar on Triton, 320km south of Hainan, is telling, says J. Michael Dahm, Senior Resident Fellow for Aerospace and China Studies at the Mitchell Institute.
‘SIAR radars cannot see over the curve of the Earth, which means there is a gap in China’s air surveillance coverage between Subi Reef and Hainan Island. The Triton Island site will help close that gap’, said Dahm.
The aim, he suggests, is to give China contiguous counter-stealth radar coverage of the South China Sea.
The satellite images reveal other building projects on Triton. One is a large pad at the end of the road network which will probably be used as a launching point for a mobile anti-ship missile battery. The building at the northeast end of the road is probably a storage building for missile transport vehicles.
The development of a new counter-stealth radar system and other suspected signals intercept structures on Triton represents a notable increase in China’s intelligence capabilities in the Paracels. The Chinese Communist Party has not disclosed the purpose of the building work on Triton, but its effects on regional and global competitors are likely to be wide ranging.
For Vietnam, which is rapidly expanding its own bases in the South China Sea, the intelligence structures on Triton would significantly diminish its capacity to operate undetected in the area. Alongside existing radar on Triton which can detect sea-going vessels, Beijing now has the potential to track Vietnamese air movements and gain forewarning of Hanoi’s manoeuvres in the area, including efforts to access oil and gas deposits.
The desire to strengthen control over these resources may explain why China is fortifying Triton Island, says Bill Hayton, Associate Fellow in the Asia-Pacific Programme, Chatham House. ‘The developments might be a warning that China is planning to mount another drilling expedition’, he suggests.
The facility may also impede attempts by the American, British and Australian navies to challenge China’s ‘nine-dash-line’ claim by navigating the waters of the Paracels. ‘The new facilities on Triton may be an attempt by China to make such operations more difficult in the future,’ Hayton adds.
On a strategic level, the expansion of Beijing’s counter-stealth radar network across the Paracels may help to erode the technological superiority that US and allied military forces have enjoyed in the region over the past three decades.
Trung Quốc đang xây dựng Đảo Tri Tôn ở Quần Đảo Hoàng Sa thành căn cứ tình báo quân sự, tạo dựng mạng lưới giám sát chống tàng hình bao phủ trên phần lớn Biển Đông.
Các hình ảnh vệ tinh mới do hãng Maxar Technologies của Mỹ công bố, cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đáng kể khả năng quân sự trên Đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, xây dựng nơi này thành một trong những căn cứ tình báo quân sự quan trọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo phân tích của Chatham House, Bắc Kinh đang xây dựng trên Đảo Tri Tôn một hệ thống radar tân tiến, có tên là SIAR, được cho là có thể phát hiện máy bay tàng hình, cùng các cấu trúc chặn bắt tín hiệu. Hệ thống radar này có cấu trúc hình bát giác đặc trưng, tương tự như hệ thống radar SIAR mà Trung Quốc đã xây dựng trên Đá Subi ở Quần đảo Trường Sa, vào năm 2017.
Sau khi hoàn tất, hệ thống radar này sẽ cùng với 2 hệ thống radar trên Đảo Hải Nam và Đá Subi tạo thành một mạng lưới giám sát chống tàng hình bao phủ trên phần lớn Biển Đông. Đồng thời nâng cao đáng kể khả năng chặn bắt tín hiệu và tác chiến điện tử của Trung Quốc trên khắp quần đảo Hoàng Sa.
Đối với Việt Nam điều này rất đáng lo ngại. Bắc Kinh sẽ có thể nhanh chóng phát hiện các hoạt động mở rộng các căn cứ ở Biển Đông cũng như các hoạt động trên biển và trên không của Việt Nam, bao gồm cả các nỗ lực tiếp cận các mỏ dầu và khí đốt.
Nỗ lực củng cố Đảo Tri tôn của Bắc Kinh còn mang mục tiêu tăng cường kiểm soát các nguồn tài nguyên trong vùng biển Hoàng Sa. Theo các chuyên gia, có nhiều khả năng Trung Quốc đang có kế hoạch tiến hành một cuộc thăm dò tìm kiếm mỏ dầu khí.
Ở cấp độ chiến lược, việc mở rộng mạng lưới radar chống tàng hình của Bắc Kinh trên khắp Biển Đông có thể góp phần làm xói mòn ưu thế về công nghệ mà các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và đồng minh đang có trong ba thập niên qua. Các cuộc tuần hành qua Biển Đông của Hải quân Hoa Kỳ, Anh và Úc nhằm thách thức yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn trong tương lai.
Luna Pham –
Những hành động thù địch của Trung Quốc đối với tàu cá của Việt Nam cho thấy rõ tranh chấp của hai quốc gia láng giềng đối với quần đảo này.
Việt Nam vừa tố cáo những hành xử mà họ gọi là “thô bạo” của các nhân sự thuộc lực lượng chấp pháp Trung Quốc – những người được cho là đã đánh và làm bị thương các ngư dân của Việt Nam trên một tàu cá bị chặn bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo chí Việt Nam đưa tin những kẻ tấn công Trung Quốc đã lên tàu cá này ở gần một đảo san hô vòng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày Chủ Nhật và dùng các thanh sắt để đánh những người trên tàu, làm bốn trong số họ bị thương nặng. Các ngư dân này trình báo với chính quyền Việt Nam rằng những người [Trung Quốc] này đã đập nát trang thiết bị và lấy đi hải sản họ đánh bắt được.
Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này đồng thời nói rằng “các hoạt động [của lực lượng chấp pháp Trung Quốc] tại hiện trường là chuyên nghiệp và kiềm chế, không gây ra thương tích nào”.
Cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc cũng như Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này.
Quần đảo Hoàng sa là gì?
Được biết đến với cái tên Tây Sa ở Trung Quốc và Hoàng Sa ở Việt Nam, quần đảo này bao gồm khoảng 130 rạn san hô và đảo san hô nhỏ, cách khu vực miền trung Việt Nam 400km về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 350 km về phía đông nam. Hoàng Sa cách quần đảo Trường Sa – một quần đảo lớn có tranh chấp khác ở Biển Đông – 760 km về phía bắc.
Biển Đông là tuyến đường hoàng hải quan trọng chiến lược với lượng hàng hóa thương mại được chuyên trở qua đấy ước tính lên tới 3.400 tỷ đô la mỗi năm.
Quần đảo Hoàng Sa được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ lớn mặc dù mức độ cụ thể chưa được biết rõ vì có rất ít hoạt động thăm dò tại khu vực này, một phần là do các tranh chấp lãnh thổ ở đây.
Xung quanh quần đảo này là những vùng ngư trường trù phú nơi nhiều thế hệ ngư dân Trung Quốc và Việt Nam đã đánh bắt cá.
Lịch sử của Quần đảo Hoàng Sa
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nói rằng Hoàng Sa được nhắc đến trong văn tự , sách sử cổ của họ. Mặc dù vậy, cái tên Hoàng Sa được bắt đầu sử dụng vào thế kỷ XVI sau khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đặt tên cho quần đảo này là “Ilhas do Pracel”. Từ “Pracel” hay “parcel” (đá ngầm) là một thuật ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha được những người đi biển dùng để chỉ bãi hoặc rạn san hô bị ngập nước.
Vào thế kỷ thứ XIX, nước Pháp tuyên bố quần đảo này là một phần của Liên Hiệp Đông Dương thuộc Pháp và đặt dưới sự quản lý của cùng một chính quyền thực dân giống như vùng lục địa miền nam Việt Nam, khi đó được biết đến với cái tên “Cochinchina” (Đàng Trong). Quốc Dân Đảng của Trung Quốc, hiện là một trong những đảng chính trị chính yếu ở Đài Loan, đã tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Trung Quốc Cộng Hòa) vào tháng 1/1921.
Các lực lượng Nhật Bản đã chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1939 đến năm 1945. Tranh chấp về quần đảo này tiếp diễn trong những năm sau đó giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các chính phủ miền Nam Việt Nam, vốn đã chiếm đóng một số rạn san hô.
Vào ngày 19/1/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công và đánh bại các lực lượng Miền nam Việt Nam được triển khai trên quần đảo này, giết chết 74 thủy thủ và binh lính Miền Nam Việt Nam trong một trận chiến được gọi là “Hải chiến Hoàng Sa”. Quân đội Trung Quốc từ đó chiếm đóng toàn bộ quần đảo này.
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc
Năm 2012, Trung Quốc đã thành lập Thành phố Tam Sa, lấy thủ phủ ở đảo Phú Lâm – hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là quần đảo Yongxing. Trung tâm hành chính này phụ trách tất cả các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và cả quần đảo Trường Sa ở phía Nam.
Theo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, Trung Quốc có ít nhất 20 tiền đồn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ba trong số các tiền đồn đó có cảng biển có khả năng đón một số lượng lớn các tàu hải quân và dân dụng và năm tiền đồn có sân bay trực thăng. Trung Quốc khai trương sân bay dân dụng-quân sự Tam Sa vào năm 2014.
Đảo Phú Lâm đã được phát triển thành một trung tâm đô thị hoàn chỉnh, được bảo vệ bởi các khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9. Số thường dân sinh sống trên đảo này ngày một gia tăng, đạt con số ít nhất là 2.300 người.
Các cơ sở hạ tầng của đảo này đã được nâng cấp, trong đó việc xây dựng một trường mẫu giáo và một trường tiểu học vào năm 2015. Hòn đảo này cũng có tòa án, một rạp chiếu phim, các ngân hàng, bệnh viện, bưu điện và một sân vận động – tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) của Hồng Kông đưa tin hồi tháng 5/2023.
Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam
Việt Nam đã không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, chính thức phân loại quần đảo này là một huyện của thành phố Đà Nẵng, gọi tên là “Huyện đảo Hoàng Sa” và thành lập huyện này vào năm 1997.
Trong khi lên án những hành xử của Trung Quốc đối với các thuyền viên của tàu cá nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quần đảo này là của Việt Nam.
“Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng vào ngày 2/10/2024.
Các cuộc đối đầu
Một trong những diễn biến leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc tranh chấp quần đảo này giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã diễn ra vào tháng 5/2014 khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển gần Hoàng Sa, dẫn một tình thế căng thẳng, bế tắc kéo dài ba tháng. Vụ việc này đã làm bùng nổ một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc quy mô lớn chưa từng có ở Việt Nam, kéo dài cho đến tận thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan – một quyết định đến sớm hơn một tháng so với kế hoạch đầu của họ.
Nhiều ngư dân [Việt Nam] cho biết rằng các nhóm thuyền viên đánh cá đến từ miền trung Việt Nam, hoạt động xung quanh khu vực các rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng, thường bị quấy rối bởi lực lượng dân quân biển và các nhân sự thực thi pháp luật Trung Quốc.
Trong năm 2020, một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đâm chìm một thuyền cá của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra phản đối chính thức, tuyên bố: “Tàu Trung Quốc đã có hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và đe dọa tính mạng và gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam”.
China has officially disclosed a new baseline outlining its territorial claims in the northern part of the Gulf of Tonkin, an area shared with Vietnam.
The announcement, made through a statement on the foreign ministry’s website earlier this month, introduces seven base points that, when connected, form the baseline for Beijing’s sovereignty claims in the Gulf of Tonkin, known as Beibu Gulf in China.
The Gulf of Tonkin, situated off the coasts of Tonkin and South China, has been a historically significant point of maritime demarcation between China and Vietnam in the northwestern South China Sea.
In 2004, China and Vietnam reached a deal outlining the boundaries of their territorial sea, exclusive economic zone, and continental shelf in the Beibu Gulf.
Both sides saw the agreement as fair, marking China’s inaugural maritime boundary. Despite this agreement, maritime disputes persisted due to the remaining ambiguity regarding the boundary facing the sea.
Beijing has said that the lingering concerns would now be addressed through a fresh delimitation process. However, the timing and reasons behind China’s decision to introduce this baseline at this juncture remain unclear.
In an attempt to allay concerns, the Chinese Foreign Ministry asserted that the newly delineated baseline would not negatively impact Vietnam’s interests or those of any other nation.
Instead, they argued that it would foster international maritime cooperation between China and relevant countries and contribute to the overall development of the global maritime industry.
According to the Chinese Foreign Ministry, the announcement of the territorial sea baseline was an essential step in exercising national sovereignty and jurisdiction.
The statement also noted the existence of different management regulations and usage plans for internal waters, territorial seas, and exclusive economic zones, which emphasize the need for clearly defined baselines to facilitate the standardized and scientific use of the sea by coastal provinces and regions.
Further, the ministry contends that the delineation of the baseline for the northern part of the Beibu Gulf was integral to China’s broader efforts to improve territorial sea baseline delineation.
This move, according to Beijing, aimed to support the economic development of provinces and regions along the northern part of the Beibu Gulf, including Guangxi, Guangdong, and Hainan.
The territorial sea baseline serves as the foundation marker for coastal nations to establish their maritime jurisdiction claims and also signifies the outermost boundary of their national land territory.
According to the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), coastal states are entitled to a territorial sea width of 12 nautical miles (22.22 km), a 200-nautical mile exclusive economic zone (EEZ), and a continental shelf extending up to 350 nautical miles.
However, the Beibu Gulf, a semi-enclosed bay surrounded by mainland China, Vietnam, and China’s Hainan Island, has a maximum width of no more than 180 nautical miles.
This circumstance leads to a complete overlap of the exclusive economic zones and continental shelves of both countries within the Gulf, as outlined by the convention. Consequently, the entire Gulf is subject to overlapping claims by China and Vietnam.
The Chinese government had previously announced the geographical coordinates of some of its territorial sea baselines and points on two occasions.
The first announcement came in 1996, revealing the baseline of the inland territorial sea and the coordinates of 77 territorial sea points in the Xisha Islands. In 2012, China declared the baseline of the Diaoyu Islands and associated islets, along with the coordinates of 17 territorial sea points.
With this recent delineation, China has disclosed all its territorial sea baselines except for the portion adjacent to the Liaodong Peninsula in the Bohai Sea, as per the Chinese media. Incidentally, this third announcement also adds to the efforts to assert China’s maritime claims in South China.
Vietnam and China inked a clear demarcation line agreement for the Gulf of Tonkin back in 2000, which should buffer any substantial blow to Vietnam’s economic interests from the fresh baseline, provided Beijing doesn’t push for renegotiation.
However, experts have flagged concerns about the distance of some base points from the coast, raising doubts about the new baseline’s compliance with UN maritime law and its potential to complicate various maritime activities.
Shashank S. Patel, a Geopolitical analyst closely monitoring activities in the Indo-Pacific, informed EurAsian Times, “Gulf of Tonkin/Beibu Gulf witnessed multiple boundary agreements between China and Vietnam in three decades from 1974 to 2004 devoting more than half of the waters to Vietnam. Declaring a new baseline seems excessive on the map which will further impact the EEZ and contagious zone of Vietnam providing major fishing zones to China.”
He said, “China’s new unilateral demarcation of the baseline is an attempt to limit Hanoi’s claims over their exclusive zones & to trim the high waters. China will get more access to the marine boundaries to tackle Western influence and assertiveness in tackling Southern part of the Gulf of Tonkin.”
“The new baseline will provide more than 60% water to Chinese authorities, a gross violation of UNCLOS in the territorial sea. May Vietnam will not escalate this issue at the highest levels but not doing so will impact its fishing rights, supply chains, and sea lanes in the coming days,” he added.
Patel also highlighted, “As China will not limit its misadventures in the South China Sea due to its ancient notion of controlling all the waters, the Gulf of Tonkin is one of the pins punched as per their self-centered verdicts.”
Additionally, the new baseline could hamper freedom of navigation, scientific research, cable and pipeline laying, and island reclamation efforts. Despite this, Hanoi has remained mum on China’s move.
Patel noted, “If Vietnam, on the lines of the Philippines, took the matter for arbitration, China would again reject the verdict, saying it illegal, null, and void. The matter of the fact is that the median line between China and Vietnam is being demarcated earlier, the second step of China will be to nullify it. It will give them more area of contention with Vietnam claiming exclusive economic zones in the Gulf of Tonkin.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 1 tháng 3, 2024 công bố đường cơ sở thẳng cho phần của mình trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã phân định năm 2000 (chính thức công bố năm 2004.) RFA trao đổi với một số nhà nghiên cứu về đường cơ sở mới này của Trung Quốc và các hàm ý có thể xảy ra trong tương lai với Việt Nam.
Đường cơ sở vi phạm Luật biển Quốc tế
Khoản 3 Điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) quy định rằng “Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.”
Tuy vậy, trong số tọa độ các điểm cơ sở mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố, có hai điểm là đảo nằm xa bờ. Đó là điểm cơ sở có tọa độ 21°00’36.0″N 109°05’12.0″E (đảo Weizhou, cách đất liền Trung Quốc khoảng 45 hải lý) và 20°54’12.0″N 109°12’24.0″E (đảo Xieyang, cách đất liền Trung Quốc khoảng 30 hải lý). Điều này khiến cho đường cơ sở của Trung Quốc cách xa bờ. Câu hỏi đặt ra là: liệu một đường cơ sở như vậy có thỏa mãn yêu cầu “đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển” của UNCLOS hay không?
Ngoài ra, ba điểm cơ sở đầu tiên trong danh sách các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố đều nằm ngoài khơi đảo Hải Nam (tỉnh Hải Nam), trong khi đó, các điểm còn lại nằm ở ngoài khơi tỉnh Quảng Tây. Do đó, khi kết nối các điểm cơ sở này lại, đường cơ sở mà Trung Quốc vừa công bố sẽ cắt ngang eo biển Hải Nam (hay còn gọi là eo biển Quỳnh Châu) nằm giữa đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Tây. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 7 của UNCLOS thì “các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.” Câu hỏi đặt ra là: liệu một eo biển mở như eo biển Hải Nam có thể trở thành “nội thủy” của Trung Quốc hay không? Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. Hồ Chí Minh nhận xét:
“Cá nhân tôi vẫn tin rằng Trung Quốc không dễ gì tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển. Nếu họ không tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển và công bố một đường cơ sở vi phạm Công ước thì nó có khả năng sẽ có tác động nhiều đến các vấn đề khác trong tương lai.”
Đường cơ sở mới ảnh hưởng đến Việt Nam không?
Cho đến hôm 7/3/2024, chưa có thông tin Việt Nam lên tiếng về đường cơ sở mới của Trung Quốc. Còn Trung Quốc đã lên tiếng trấn an rằng đường cơ sở mới này sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam. Global Times dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết:
“Việc thiết lập đường cơ sở mới nhất của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam hay của bất kỳ quốc gia nào khác; ngược lại, nó sẽ giúp tăng cường hợp tác hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc và các nước liên quan. Đồng thời, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải toàn cầu.”
Tuy vậy, trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Phan Văn Song, một cộng tác viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho rằng có khả năng là các đường cơ sở trên Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc mới công bố là “tham lam” và sẽ đẩy nội thủy của Trung Quốc ra xa về phía Việt Nam. Ông phân tích:
“Trước hết chúng ta cần lưu ý rằng hai bên Việt Trung đã đàm phán và kí kết thỏa thuận phân giới biển ngày 12/12/2000, trong hiệp định đó có quy định 21 điểm dùng xác định đường phân giới biển. Trong đó, điểm 1 đến điểm 9 gần bờ, dùng để phân định lãnh hải. Các điểm còn lại dùng phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai bên.
Tuy nhiên, do đường cơ sở mà Trung Quốc mới bổ sung quá xa bờ sẽ kéo theo đường biên lãnh hải sẽ lấn xa ra biển. Do đó trước nhất, nó chắc chắn ảnh hưởng đến các quyền liên quan khác của tất cả các nước, kể cả Việt Nam.
Ví dụ trong một phần khu vực biển ở đây, các nước đáng lẽ có thể chạy tàu tự do (không cần phải theo cách đi qua vô hại), đặt cáp / ngầm, khảo sát khoa học… nhưng bây giờ không thể thực hiện được hoặc bị hạn chế.
Bởi vì theo đường cơ sở này, phần biển đó thuộc lãnh hải, thậm chí là nội thuỷ của Trung Quốc.”
Để ngỏ khả năng đàm phán phân định lại Vịnh Bắc Bộ?
Hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã kí kết Hiệp định phân định lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế bên trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 (chính thức có hiệu lực từ 2004). RFA đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Phan Văn Song rằng về nguyên tắc, liệu đường cơ sở mà Trung Quốc mới công bố có thể ảnh hưởng đến Hiệp định đã ký. Nhà nghiên cứu Phan Văn Song cho rằng Hiệp định đã ký rồi thì không có nhiều khả năng bị thay đổi hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có nhiều nội dung trong hiệp định đó đã để ngỏ khả năng đàm phán lại. Ông nói:
“Nội dung Hiệp định phân giới biển có vẻ như để ngỏ cho việc thương lượng và kí kết lại việc phân định biển.
Chẳng hạn theo điều 3 thì đường nối các điểm từ 1 đến 9 nêu trong điều 2 là đường phân định lãnh hải. Nhưng chỉ có phần nối các điểm từ 1 đến 7 là không thay đổi (dù có thay đổi địa hình nơi đó). Điều đó có nghĩa là có thể có ngụ ý phần đường phân giới nối các điểm từ 7 tới 9, thậm chí tới 21 có thể thay đổi.
Điều 9 có vẻ cho phép chuyện này xảy ra vì theo điều 9 thì Hiệp định không làm ảnh hưởng/phương hại tới lập trường đối với các quy phạm luật pháp quốc tế về luật Biển; tức là việc phân giới có thể phải định lại, khi có căn cứ mới theo luật quốc tế. Căn cứ mới ở đây chính là đường cơ sở mới bổ sung.
Nếu cách giải thích này đúng thì Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu thương thuyết lại, ít nhất là phần đường phân giới từ điểm 7 đến điểm 21, và như vậy lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của hai bên có thể thay đổi.”
Việt Nam có cần đối sách gì không?
Đó là câu hỏi RFA đặt ra với nhiều nhà nghiên cứu. Do vấn đề còn quá sớm, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng cần theo dõi và nghiên cứu thêm. Nhà nghiên cứu Phan Văn Song cho rằng do Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam Trung Quốc mặc dù có hiệu lực từ 20 năm trước (năm 2004) nhưng có nhiều điểm để ngỏ khả năng thay đổi, cho nên Việt Nam có khả năng sẽ phải có động thái mới. Đối với khả năng có những thay đổi trong tương lai như ông phân tích ở trên, nhà nghiên cứu Phan Văn Song nói:
“Dĩ nhiên, thay đổi này sẽ theo hướng bất lợi cho Việt Nam, nếu Việt Nam không công bố đường cơ sở bổ sung cho Vịnh Bắc Bộ cũng tham lam như vậy.”
Do không đọc được hết các tài liệu liên quan chuẩn bị cho Hiệp định (RFA chú thích: Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã kí) nên tôi không chắc chắn cách giải thích trên là đúng. Nhưng có lẽ Việt Nam cũng nên chuẩn bị công bố tiếp phần đường cơ sở chưa quy định từ đảo Cồn Cỏ cho đến điểm giáp giới Tàu ở cửa sông Bắc Luân một cách tương ứng, để đối phó với tình huống xấu này. Hay ít nhất Việt Nam cũng nên hoàn thành đường cơ sở của mình để vừa có cơ sở bảo vệ chủ quyền vừa giúp các nước thuận tiện trong việc tôn trọng chủ quyền của mình.”
The Japan International Cooperation Agency is preparing a 10-year maritime security support plan for four ASEAN nations – Indonesia, Malaysia, the Philippines and Vietnam – to boost security in the South China Sea, according to a media report.
The four countries are regarded as Tokyo’s top priorities in terms of security, public broadcaster NHK said, adding that the move is designed to counter China’s growing assertiveness in the disputed waters in the region.
The agency, known as JICA, is expected to unveil a detailed plan by March, 2025.
The support plan will see Japan providing drones, radar systems and patrol boats, as well as other capacity building measures to each of the four countries, according to NHK.
Japanese officials and specialists are believed to have conducted studies and on-site surveys last month in the Philippines and Indonesia. They are scheduled for April in Malaysia and Vietnam.
A JICA delegation led by Director General Hiroo Tanaka visited Manila in January to identify maritime security cooperation projects in the country.
During the visit of Japanese Prime Minister Fumio Kishida to the Philippines in November last year, Manila and Tokyo signed an agreement on Japan’s grant of coastal surveillance radars to the Philippines worth 600 million yen (US$4 million).
Japan’s ASEAN partners
“Japan will continue to invest in helping build capacities in Southeast Asian countries through the provision of vessels, capabilities and training,” Stephen Nagy, professor at the International Christian University (ICU) in Tokyo, told Radio Free Asia.
“Expect more in the future as Japan’s defense oriented self-defense approach and focus on the U.S.- Japan alliance means that Tokyo thinks it’s better to enhance the capabilities of each Southeast Asian states individually so they can have a stronger position in the South China Sea,” said Nagy, who also serves as the director of policy studies at the Yokosuka Council of Asia Pacific Studies.
In December 2023, ASEAN and Japan held a special summit to commemorate 50 years of friendship and bilateral cooperation. A major part of the event was dedicated to cooperation in maritime security.
On the sidelines of the summit, Kishida and his Malaysian counterpart Anwar Ibrahim signed a security assistance agreement worth 400 million yen (US$2.6 million) through which Tokyo will provide maritime equipment and rescue boats to Kuala Lumpur.
Malaysia-Japan bilateral relations were also upgraded to Comprehensive Strategic Partnership, the highest level of cooperation.
Separately, Japan and Indonesia also signed notes for the provision of a large Japan-built patrol vessel of up to 9.05 billion yen ($60.2 million) for the Indonesian Coast Guard .
Japan and Vietnam also elevated their bilateral relationship to a Comprehensive Strategic Partnership last year. Before that, in 2020, Tokyo agreed to a US$348 million loan agreement for Vietnam to build six maritime patrol vessels.
“Japan, who is by far the most trusted partner of many ASEAN member states, is stepping up in playing a security role in the region,” said Huong Le Thu, Asia deputy director at the International Crisis Group .
Japan has territorial disputes with China over the sovereignty of the Senkaku islands – known as Diaoyu by the Chinese – in the East China Sea.
China and four ASEAN countries – Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam – hold contesting claims over parts of the South China Sea, but Beijing’s claim is by far the most expansive.
A U.N. tribunal in 2016 ruled against most of China’s claims in the South China Sea, but Beijing refused to accept the verdict.
Edited by Mike Firn and Elaine Chan.
Trung Quốc hôm 18 tháng 2 đã điều tàu hải cảnh đi vào khu vực các lô dầu khí của Việt Nam ở vùng biển Bãi Tư Chính, theo ghi nhận của SeaLight Project, một tổ chức chuyên theo dõi tình hình Biển Đông có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Động thái này diễn ra chỉ một tháng sau khi lực lượng hải cảnh của Trung Quốc điều tàu lớn nhất của họ, với lượng giãn nước 12.000 tấn, tiến vào cùng biển xung quanh bãi đá ngầm này.
Dài 63km và rộng 11km, Bãi Tư Chính cách bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 160 hải lý, tức là nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Những động thái gần đây của Trung Quốc biến khu vực này trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa nước này với Việt Nam trên khu vực Biển Đông.
Việt Nam là nước duy nhất có sự hiện diện ở khu vực bãi ngầm Tư Chính thông qua hệ thống năm nhà giàn, được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 1995, trong số đó, ba nhà giàn vẫn được vận hành ở thời điểm hiện tại.
Ngoài xây nhà giàn để khẳng định chủ quyền, Việt Nam cũng bắt đầu các hoạt động thăm dò dầu khí ở đây từ khá sớm, với việc dầu mỏ được tìm thấy lần đầu tiên ở Bãi Tư Chính vào năm 1994.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách cản trở các hoạt động khai thắc và thăm dò dầu khí của Việt Nam ở khu vực này. Khiến cho quốc gia Đông Nam Á phải huỷ các hợp đồng thăm dò với các công ty nước ngoài, và chịu thiệt hại về tài chính.
Đơn cử như trong năm 2020, Việt Nam đã phải huỷ các hợp đồng thăm dò với hai công ty nước ngoài là Repsol và Noble, dẫn đến việc hai công ty này đệ đơn kiện đòi bồi thường.
Mục đích của Trung Quốc, theo các chuyên gia nghiên cứu tình hình Biển Đông, là ngăn không cho Việt Nam mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính, và cho đến nay, chiến lược này tỏ ra khá hiệu quả.
Trao đổi với đài Á châu Tự do, ông Ray Powell, Giám đốc Trung tâm SeaLight Gordian Knot for National Security Innovation, của trường Đại học Standford, cho biết nhận định:
“Tôi cho rằng Trung Quốc đã khá thành công, một phần là vì họ đã thành công trong việc ngăn cản các công ty thương mại hợp tác với phía Việt Nam, đơn cử như trường hợp của công ty Repsol của Tây Ban Nha một vài năm trước.
Bằng việc khiến cho các hoạt động thăm dò mới trở nên quá tốn kém và rủi ro, Trung Quốc đã thành công ngăn chặn Việt Nam mở rộng hoạt động.”
Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, điển hình là các công ty của Nga. Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro cũng là công ty duy nhất đang thực hiện khai thác ở Bãi Tư Chính.
Với việc quan hệ Nga – Trung Quốc trở nên khăng khít hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine và hứng chịu các đòn cấm vận từ Phương tây, thì có lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ thuyết phục Nga từ bỏ hợp tác với Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của đài RFA, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết đến cả Nga cũng sẽ khó có thể giúp Việt Nam:
“Trước khi Nga xâm lược Ukraine, tập đoàn dầu khi Gasprom là cổ đông lớn nhất của mỏ Natuna, thuộc Indonesia. Họ muốn xây đường ống kết nối Natuna với Bãi Tư Chính, rồi dẫn lên bờ ở Việt Nam để phát triển. Nhưng dự án đó đã bị huỷ bỏ.
Nếu tiến hành thì dự án đó sẽ khiến Trung Quốc phản ứng, còn Nga thì quá yếu để kháng cự.
Tôi cho rằng Nga sẽ phải nằm im thở khẽ để tránh khiêu khích Trung Quốc, bởi vì họ cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc chiến với Ukraine.
Và đây sẽ là một dạng bình thường mới.”
Bằng việc ép các công ty nước ngoài từ bỏ hợp tác với Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ buộc Việt Nam phải hợp tác với chính Trung Quốc nếu muốn tiếp tục thăm dò và khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính, và các khu vực khác trên Biển Đông.
Và điều đó có nghĩa là công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này.
Hẳn nhiên, đây là viễn cảnh rất khó chấp nhận đối với Việt Nam, tuy nhiên, cái giá của việc từ chối hợp tác với Trung Quốc, cũng không phải nhỏ. Theo ông Ray Powell:
“Chúng ta có thể nhìn vào trường hợp của Philippines, nước này gần đây không phát triển được bất cứ mỏ khí đốt mới nào ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh các mỏ hiện tại đang dần cạn trữ lượng thì Philippines sẽ phải đối diện với tình trạng an ninh năng lượng bị đe doạ. Do vậy nước này đang ở trong thế khó trong việc ứng xử với Trung Quốc, mà đối với Trung Quốc thì họ chỉ chấp nhận phương án phát triển chung.”
Còn giáo sư Carlyle Thayer thì cho rằng ‘chi phí cơ hội’ là thứ mà Việt Nam đang phải gánh chịu trước chiến lược của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính:
“Trong kinh tế tồn tại khái niệm chi phí cơ hội, Việt Nam đang không thể khai thác tài nguyên mà họ cần, trong trường hợp này là nguồn cung năng lượng, và khí đốt là một trong số đó, mà nguyên nhân chính là sức ép từ Trung Quốc.”
Hôm 20 tháng 01 đi biểu tình ở La Haye (The Hague) có nhiều thuận lợi. Nếu đi trước một ngày đã khổ sở vì trận tuyết lớn. Đường hoàn toàn khô ráo nên lái xe không khó như lần hồi tháng 3/2023, nhiều chỗ xa lộ đóng băng hay ngập tuyết khiến đường rất trơn trợt, nguy hiểm.
Lúc cuộc biểu tình bắt đầu, nhiệt độ đã tăng lên 2°C (36°F) và có chút nắng. Không lạnh lắm nhưng đứng hơn 1 giờ đồng hồ thì cái lạnh cũng thấm dần qua 4 lớp áo, nhất là đối với các cụ trên 70 hoặc người đang không khỏe.
Tuy nhiên, hơn 100 bà con đã cố gắng đến tham dự biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye (The Hague) – nơi vào năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của T+, là điều vượt quá sự mong đợi của tôi.
50 năm! Thời gian đã quá dài rồi còn gì, nhất là tâm lý “có đi cũng có đòi lại được Hoàng Sa đâu mà đi cho mất công, mất thì giờ và tiền xe,” đã khiến nhiều người chọn ở nhà cho khỏe.
Riêng tôi thì vẫn cố gắng đi dự. Vì tôi biết, nhiều người bạn của tôi ở trong nước, trong số đó có nhiều người đang ngồi tù vì… “tội yêu nước,” quan tâm đến xã hội, rất muốn tham dự những buổi biểu tình như thế nầy để nói lên tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình mà không có cách nào tham dự được. Đó là một trong vài lý do quan trọng.
Trong đám đông, tôi bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc, gần gũi: Chiến hữu Trần Đức Tường, một cựu sĩ quan cấp tá quân y VNCH, binh chủng Nhảy Dù, tuổi đã cao, vẫn có mặt cùng đàn con cháu đến từ Paris, Pháp. Gia đình Chiến hữu Tường là một gia đình đặc biệt, hiếm có ở hải ngoại vì cả 3 thế hệ đều tham gia đấu tranh tích cực cho một Việt Nam tự do, dân chủ, kể cả phu nhân của chiến hữu.
Hầu hết con của Chiến hữu Tường đều bước vào gia đình Việt Tân như bố, đều là những người thành đạt, trí thức trong xã hội Pháp. Ít nhất 1 đứa cháu nội của Chiến hữu Tường cũng theo chân ông và bố để trở thành 1 bác sĩ giỏi ở Pháp và cũng là đảng viên Việt Tân.
“Không đòi, ai trả núi sông ta” – lời thơ Vũ Hoàng Chương luôn thôi thúc những trái tim Việt Nam không chấp nhận khó khăn, nghịch cảnh. Dù biết là đòi lại vô cùng khó nhưng không lên tiếng đòi là mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của giặc trên phần lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng Cha Ông để lại.
“Thà thắp lên một que diêm, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối.” Lời ai đó vô cùng chí lý. Chúng tôi, những người đến La Haye (The Hague) hôm qua cũng mong nhiều người khác trông thấy ánh lửa que diêm lóe lên.
Nguyễn Thanh Ngọc – FB Nguyễn Phan
Hình ảnh cuộc biểu tình:
Bài phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Việt Tân trong buổi hội thảo vào ngày 18 tháng 01 năm 2024 tại Quốc Hội Hoa Kỳ: 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm Đóng – Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ có biện pháp để hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Năm mươi năm trước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và hành động xâm lược này vẫn tiếp tục là mối nguy hiểm đối với thế giới văn minh ngày nay.
Cộng đồng quốc tế luôn bị đe dọa khi bất kỳ quốc gia nào dùng vũ lực để đơn phương thay đổi biên giới của mình. Trung Quốc đã vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19 tháng 01 năm 1974.
Và điều đáng lo là Trung Quốc đã và sẽ không dừng lại ở Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng quần đảo Hoàng Sa làm bàn đạp để bành trướng sang quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Đây là lý do tại sao sự chiếm đóng bất hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên tầm quan trọng cho đến ngày nay. Mục đích của cuộc hội thảo tại Quốc hội hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Vậy Quốc hội có thể làm gì? Tôi muốn đưa ra ba đề nghị:
Đầu tiên, công khai bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Tôi chân thành cảm ơn văn phòng của Dân biểu Chris Smith, Dân biểu Young Kim và Dân biểu Lou Correa đã giúp thực hiện buổi hội thảo hôm nay. Với việc đánh dấu ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, chúng ta nêu bật tính phi pháp của hành động đó.
Tiếp đến, một hành động mạnh mẽ hơn mà Hạ viện có thể thực hiện đó là thông qua một nghị quyết tố cáo việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và những lần khác Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm giữ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông – chẳng hạn như Đá Gạc Ma 1988, Đá Vành Khăn 1995, và Bãi cạn Scarborough năm 2012.
Ủy ban Quốc hội về Trung Quốc cũng có thể tiếp tục theo dõi tình hình với các phiên điều trần về hồ sơ bành trướng của Bắc Kinh và đánh giá mối đe dọa hòa bình và ổn định gia tăng như thế nào nếu không kiểm soát các hành động của Trung Quốc.
Thứ hai, đẩy lùi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị Biển Đông.
Đến nay, mô hình bành trướng của Trung Quốc đã rõ ràng. Dựa trên những tuyên bố chủ quyền không rõ ràng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, một số bãi đá ở Trường Sa và bản đồ 10 đoạn ảo tưởng, Trung Quốc muốn đơn phương kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tuyên bố cấm đánh bắt cá ở những vùng rõ ràng là vùng biển quốc tế và tiến hành thăm dò dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế của cả Việt Nam và Philippines. Khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc cản trở và quấy rối ngư dân Việt Nam, họ không chỉ phá hại sinh kế của vô số người Việt Nam, mà họ còn đang cố dựng lên câu chuyện hư cấu về một hồ nước Trung Quốc mà họ sở hữu. Đây là mối đe dọa lớn đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.
Một tòa án quốc tế đã ra phán quyết vào năm 2016 rằng yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là “phi pháp”. Quốc hội cần nhấn mạnh phán quyết quan trọng đó thông qua các tuyên bố công khai, hoạt động giám sát và điều luật. Chúng ta phải tiếp tục tạo điều kiện cho quân đội Hoa Kỳ, cùng với các đối tác và đồng minh, khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển và vùng trời quốc tế.
Thứ ba, giúp cho Việt Nam và các nước ASEAN khác thêm khả năng để bảo vệ chủ quyền của mình.
Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Hãy nhớ rằng chiến lược cơ bản của Bắc Kinh là chia rẽ cộng đồng quốc tế và làm suy yếu sự độc lập của các nước láng giềng.
Vấn đề quần đảo Hoàng Sa nói riêng và vấn đề Biển Đông rộng hơn nên được thảo luận trên các diễn đàn quốc tế – chứ không chỉ trong bối cảnh song phương nơi Trung Quốc có thể bắt nạt quốc gia nhỏ hơn.
Về lâu dài, Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam và các nước ASEAN khác chống lại áp lực của Trung Quốc. Điều này vượt xa việc xây dựng năng lực phòng thủ quốc gia và đòi hỏi phải trao quyền cho các xã hội đó.
Đáng chú ý, Việt Nam cần các thể chế chính trị có khả năng phản kháng trước sự can thiệp và kiểm soát của Trung Quốc. Và Chính phủ Việt Nam phải khuyến khích tự do tranh luận về chiến lược bảo vệ chủ quyền đất nước. Vì vậy, Quốc hội nên ủng hộ một Việt Nam tự do và cởi mở hơn.
Để có được một Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định và hòa bình đòi hỏi ý chí chính trị muốn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc – từ Hoa Kỳ, Việt Nam và khu vực.
Tóm lại, vấn đề Hoàng Sa không phải là lịch sử xa xưa mà là một thách thức của ngày nay, đối với tất cả những ai mong muốn một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.
Hoàng Tứ Duy,
Gần 50 người có mặt tại Quốc Hội Mỹ vào chiều Thứ Năm, 18 Tháng Giêng, tham dự buổi hội thảo mang tên “50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm” do Việt Tân tổ chức, với sự ủng hộ của các dân biểu Quốc Hội.
Tính chất lịch sử và sự minh định về chủ quyền lãnh hải quốc gia được khẳng định mạnh mẽ hơn khi có sự tham dự của các dân biểu liên bang Hoa Kỳ, như Dân Biểu Young Kim (Địa Hạt 39, Cộng Hoà, California), Chủ Tịch Uỷ Ban Về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – Ủy Ban Ngoại Giao và Hạ Viện Hoa Kỳ; đại diện cho Dân Biểu Chris Smith (Địa Hạt 4, Cộng Hòa, California), và những diễn giả khác.
Một điểm chung ở các phần trình bày trong buổi hội thảo là sự xác nhận việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái pháp luật ở Biển Đông. Cuộc hội thảo ở Quốc Hội Hoa Kỳ đúng dịp 50 năm ngày mất Hoàng Sa là cách thể hiện điều đó.
Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân nói: “Tôi nghĩ bằng việc đánh dấu ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là chúng ta nhấn mạnh tính bất hợp pháp của hành động đó.”
Trước khi bắt đầu cuộc hội thảo, một đoạn video ngắn về lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa và những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông được trình chiếu.
Dân Biểu Young Kim là diễn giả đầu tiên, nhấn mạnh ngay nội dung chính là việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa khi đó thuộc chủ quyền của VNCH.
Bà cho biết: “Là Chủ Tịch Uỷ Ban Về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tôi luôn nói rằng Hoa Kỳ rất cần phải có hành động quyết liệt hơn về sự hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm cả việc xây đảo nhân tạo trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác như Việt Nam và Philippines.”
Dân Biểu Young Kim kể lại một chi tiết mà bà từng thấy trong chuyến đi cùng các dân biểu lưỡng đảng đến Biển Đông năm 2023. “Tôi chứng kiến sự hung hãn của quân đội Trung Quốc quanh khu vực tranh chấp,” bà nói. “Một sự thật không thể tranh cãi đó là Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép các đảo ở Biển Đông.”
Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân nhắc lại cuộc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc 50 năm trước, và nhấn mạnh, “đó là hành động xâm lược và là mối nguy hiểm mới cho thế giới văn minh ngày nay.”
Trung Quốc đã vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc khi chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa từ VNCH, và không dừng lại ở đó.
“Việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là bàn đạp để mở rộng sang quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, mục đích của sự kiện hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” ông Hoàng Tứ Duy phát biểu.
“Chúng ta có thể làm gì?”
Trong phần trình bày của mình tại hội thảo, ông Hoàng Tứ Duy đưa ra ba đề xuất để trả lời cho câu hỏi “chúng ta có thể làm gì?”
“Đầu tiên là công khai bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hạ viện có thể thông qua một nghị quyết tố cáo Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 và những vùng khác trong thời điểm Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm giữ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông, chẳng hạn như Đảo Gạc Ma năm 1988, Đá Vành Khăn năm 1995, bãi cạn Scarborough năm 2012.”
“Thứ hai là đẩy lùi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị Biển Đông. Đến nay, mô hình chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã rõ ràng, muốn sớm đơn phương kiểm soát toàn bộ Biển Đông.”
Một vấn đề thường được báo chí trong nước nhắc đến trong bối cảnh rất “khiêm tốn” và “dè dặt,” đó là ngư dân Việt Nam và Philippines liên tục bị tàu đánh cá Trung Quốc tấn công, gây cản trở việc bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc này được ông Hoàng Tứ Duy nêu lên như một bằng chứng về những hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Những năm gần đây, Bắc Kinh đã tuyên bố cấm đánh bắt cá ở những vùng thuộc vùng biển quốc tế, tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Vì vậy, việc Trung Quốc dùng máy bay không người lái của cảnh sát biển để quấy rối ngư dân, không chỉ tác động đến việc thiếu trách nhiệm mà còn có nghĩa là họ đang chứng minh người Trung Quốc có quyền khai thác về dầu khí.”
Ông đưa ra đề xuất thứ ba: “Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam tự do và cởi mở hơn.”
“Điều thực sự quan trọng là trao quyền cho người dân nước này và các quốc gia khác để bảo vệ chủ quyền của họ. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Chiến lược cơ bản của Bắc Kinh là chia rẽ cộng đồng quốc tế và làm giảm sự độc lập của các nước láng giềng. Vì vậy, vấn đề Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung nên được thảo luận trên các diễn đàn quốc tế, chứ không chỉ ở các diễn đàn song phương, nơi Trung Quốc có thể bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn.”
Chánh Văn Phòng Uỷ Ban Hạ Viện về Trung Quốc, ông Piero Tozzi, từng là cố vấn chính sách đối ngoại và là đại diện cho Dân Biểu Chris Smith tại hội thảo này, yêu cầu mọi người hãy xem phản ứng của chính phủ Philippines.
Ông nói: “Philippines đã vô cùng dũng cảm. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta, những người quan ngại về việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông một cách phi lý và bất hợp pháp cũng như những tác động của nó đối với chủ quyền của Việt Nam và các quốc gia khác, phải nhìn vào Philippines và phải hỗ trợ Philippines.”
Theo ông Tozzi, quan trọng là chính phủ phải làm tốt như Quốc Hội Hoa Kỳ, phải giữ vững lập trường. Ông khẳng định: “Chúng ta có quan điểm ủng hộ pháp quyền. Chúng ta đứng lên vì chủ quyền quốc gia và chúng ta đứng lên vì cộng đồng các quốc gia khác.”
Ông Chris MacLeod, thuộc Tổ Hợp Luật Sư Cambridge LLP, Canada cũng khẳng định những gì xảy ra ở Hoàng Sa năm 1974 là một hành động xâm lược tuyệt đối. Mặc dù có những lời chỉ trích và lên án bằng thư từ, công hàm ngoại giao, nhưng Trung Quốc đã bỏ qua tất cả.
Một trong hai đề nghị ông MacLeod đưa ra trong sự kiện “50 năm Hoàng Sa,” đó là “đưa ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Theo Luật Biển liên quan đến Hoàng Sa.”
“Lựa chọn khác là đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế và yêu cầu tìm kiếm ý kiến tư vấn về quần đảo Hoàng Sa. Ví dụ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế có thể xét xử vấn đề lãnh thổ và ai kiểm soát chủ quyền đối với Hoàng Sa, theo lịch sử và phạm trù luật pháp quốc tế. Vì vậy, Đại Hội Đồng có thể đưa ra Tòa Công Lý Quốc Tế,” ông MacLeod nói.
Ông MacLeod kết thúc bài phát biểu của mình bằng một quan điểm giống với ông Perio Tozzi: “Việt Nam có thể làm như Philippines đã làm và giải quyết vấn đề thông qua Luật Biển. Tôi nghĩ rằng Tòa Án Công Lý Quốc Tế, nếu Hoa Kỳ và các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác có thể thuyết phục hoặc thuyết phục Việt Nam thực hiện bước đi đó, thì lý tưởng nhất là Đại Hội Đồng có thể xin ý kiến tư vấn.”
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: “Nhưng để làm được điều đó cần có ý chí chính trị.”
Điều này không khác với nhận định ông Hoàng Tứ Duy đã đưa ra: “Việc đạt được một Thái Bình Dương ổn định và hòa bình đòi hỏi ý chí chính trị của Hoa Kỳ chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.”
Một diễn giả khác trong buổi hội thảo là Luật Sư Nhân Quyền Đặng Đình Mạnh. Ông thu hút các cử tọa bằng câu chuyện ngắn gọn, kể về những người ông từng bào chữa vì tội “chống Trung Quốc.”
Đó là những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm như nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Lê Minh Tuấn,… Họ đều là những người lên tiếng phản đối sự xâm chiếm biển đảo kéo dài hơn nửa thế kỷ của Trung Quốc.
Nhà báo Nguyễn Văn Khanh tiếp lời Luật Sư Đặng Đình Mạnh bằng nhận định mà ông nhìn thấy trong suốt sự nghiệp báo chí của mình, đó là: “Truyền thông trong nước sẽ không bao giờ nói lên những điều người dân muốn nói. Đừng mong báo chí trong nước lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Mà chúng ta phải làm điều đó.”
Ông mong rằng sau ngày hôm nay, tất cả mọi người, trong và ngoài nước sẽ có một biện pháp, cho dù điều đó không dễ dàng. “Nhưng nếu chúng ta không làm, sẽ không ai làm,” ông Nguyễn Văn Khanh nói.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử và người dân Việt Nam chưa bao giờ quên trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 Tháng Giêng năm 1974, một dấu mốc khởi đầu cho những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc hội thảo vào chiều Thứ Năm, 18 Tháng Giêng ở Quốc Hội Hoa Kỳ là một trong nhiều hoạt động khác ở khắp Hoa Kỳ nhằm tưởng niệm nửa thế kỷ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh cướp.
Bởi vì, cho đến hôm nay, “vấn đề Hoàng Sa không phải là lịch sử nữa mà thực sự là một thách thức cho tất cả mọi người mong muốn một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” như lời ông Hoàng Tứ Duy nói tại cuộc hội thảo này. [kn]
Ngo Kalynh – Người Việt